Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'

LHD : Đây có lẽ là câu trả lời cho việc vì sao lương của các cán bộ thấp nhưng được đi tây, chơi bời có các tổ chức đối tác lo hết nên ai cũng muốn chạy chọt để được làm quan chức ?  


Bê bối Securency dính líu việc in tiền polymer ở Việt Nam
Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia, đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.
Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể lại vào cuối năm 2007 và giữa năm 2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12 viên chức Việt Nam, được công ty Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency, nói với cảnh sát rằng một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ đã thăm các cô gái bán dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không kéo cuộc trò chuyện này đi xa hơn.”
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám đốc Tài chính của Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp nhận hợp tác điều tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói đó là “khoản chi phí kỳ cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và bất thường” khi được kể về việc con trai ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc đặt cho biệt danh là “Suzy mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.


Nóng - Nông dân Văn Giang biểu tình, bao vây trụ sở huyện !

 Hôm nay, gần 500 nông dân Văn Giang tập trung tại trụ sở UBND huyện để biểu tình, họ sẽ nấu những nồi cháo tại đây  giống như nông dân các vùng khác đang khiếu kiện, tố cáo chính quyền về các vấn đề tham nhũng đất đai tại địa phương.
   Từ 8h sáng, hàng trăm bà con nông dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao đến UBND huyện Văn Giang. Yêu cầu UBND huyện giải quyết khiếu nại của bà con về việc cưỡng chế đất trái luật ngày 24-4-2012 của UBND huyện Văn Giang. Phản đối việc Tòa ánh nhân dân huyện Văn Giang trả lại đơn khiếu kiện vụ án hành chính về quyết định cưỡng chế đất trái luật của UBND huyện Văn Giang năm 2009.
Hiện tại cổng UBND huyện Văn Giang đóng, bên cạnh là trụ sở Huyện ủy Văn Giang cũng đóng cửa cổng.
Bà con Văn Giang cũng mang theo nồi để nấu cháo chờ cho tới khi UBND huyện Văn Giang mở cửa giải quyết khiếu nại của bà con.
- Vào tháng 6-2012 bà con xã Liên Hiệp - huyện Phúc Thọ - Hà Nội liên tiếp tổ chức nấu cháo, bao vây UBND xã Liên Hiệp. Bà con đã tố cáo các sai phạm, tham nhũng của cán bộ. Yêu cầu chính quyền cấp trên cách chức, thay thế 11 cán bộ xã tham nhũng đất đai.
- Xã Tiền Phong - TP Thái Bình cũng nấu cháo kéo dài nhiều tháng tại UBND xã Tiền Phong để chống lại các sai phạm, tham nhũng đất đai của cán bộ xã, thành phố Thái Bình hồi mấy năm trước.

 Một số clip  và  hình ảnh do phóng  viên gửi về từ hiện trường : 

  
.














Các phóng viên tự do đang có mặt tại hiện trường để đưa tin, cập nhật các diễn biến để gửi về trang nhà.
Đang cập nhật tiếp ...

9.30 - Bà con đã bắt đầu nấu cháo tại đây, công an huyện đã ra ngăn cản nhưng không được trước sự giải thích của nông dân. Anh nấu cháo : 




















Đang cập nhật tiếp ...

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Giao tiếp của sỹ quan công an Hà nội ngày nay.

  Đây là một clip ghi lại màn giao tiếp ngắn ngủi của Lê Hiền Đức  và một sĩ quan công an TP Hà nội - lính của anh Nhanh, nay là anh Nguyễn Đức Chung - Giám đốc mới.

 Sĩ quan này vừa đi uống rựou về, có lẽ đến ca trực, giọng nói còn lè nhè, mùi rượu nồng nặc.



  Tôi vẫn hy vọng đây không phải là sĩ quan công an nhân dân Việt nam, giá như anh ta là một tay bợm rượu thì hay hơn cho TP Hà nội. Nhưng sao anh ta lại đi vào bên trong trụ sở của công an Hà nội như vào nhà anh ta vậy nhỉ ?

 Còn đây là một clip khác do báo Pháp luật và xã hội ghi lại : phóng viên báo GDVN bị nhóm công an và dân phòng Mỹ đình tấn công, kẹp cổ khi tác nghiệp.

'Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn'


  Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn là những nước có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.

Tại Hội thảo "Vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Lê Văn Lân có bài tham luận. Bài viết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, VnExpress xin trích giới thiệu:
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Thủ Thiêm: Ném bom xăng chống cướp đất, một phụ nữ bị CA bắt


 

* Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2: Cướp đất = Thi hành công vụ 

Danlambao - Theo tin từ tác giả Người Thủ Thiêm gửi đến Danlambao, lúc 16h45 ngày 6/9/2012, cô Trần Thị Ngọc Muội (nhà ở 23/5A, Trần Não, Quận 2) đã bị công an ập vào nhà bắt đi với cáo buộc "Chống người thi hành công vụ".

Cô Trần Thị Ngọc Muội là nạn nhân trong một gia đình bị cưỡng chiếm đất phi pháp. Trước đó, trong buổi cướp đất hôm 2/8/2012, để bảo vệ mẹ mình bị CA hành hung, cô Muội đã chống trả quyết liệt bằng cách ném 4 quả bom xăng vào lực lượng cưỡng chế rồi tưới xăng lên mình sẵn sàng tự thiêu.

Ngọn lửa bốc lên từ quả bom xăng

Hành động như trên của cô Muội xuất phát từ việc mảnh đất hợp pháp của gia đình cô bị chủ tịch UBND Phường Bình Khánh là Vũ Hoài Phương bất ngờ xua quân đến cướp hôm 2/8. Đây là buổi cưỡng chế hoàn toàn không có quyết định thu hồi đất hay các giấy tờ liên quan.

Trong buổi cướp đất hôm 2/8, lực lượng cưỡng chế bao gồm công an, dân phòng, thanh tra xây dựng... chỉ biết làm theo lệnh của Chủ tịch UBND Phường Bình Khánh Vũ Hoàng Phương và viên trưởng công an phường tên Dung. Vũ Hoàng Phương là kẻ thường xuyên tuyên bố ngông cuồng: “Tao là luật, luật là do tao”.

Sau khi phá hàng rào, lực lượng cưỡng chế cho xe ủi tiến vào định san bằng mảnh đất của gia đình bà Đặng Thị Ngọc. Bà Ngọc đã chống trả quyết liệt để bảo vệ tài sản gia đình mình. Ngay lập tức, một lực lượng CA ô hợp dưới sự chỉ đạo của trưởng CA phường tên Dũng đã xông vào đánh đập bà Ngọc gãy chân.

Hành vi đánh người tàn bạo của công an & lực lượng cưỡng chế đã khiến cho con cái bà Ngọc cùng nhiều người dân nổi giận. Trong nỗ lực bảo vệ mẹ, con gái bà Ngọc là cô Trần Thị Ngọc Muội đã ném 4 quả bom xăng về phía lực lượng cưỡng chế, sau đó cô Muội tiếp tục tưới xăng lên người, đeo bình ắc-quy sẵn sàng tự thiêu, dọa sẽ chết cháy chung với công an.

Bom xăng đang cháy phía bên phải và trái 

Quả bom xăng bùng cháy khiến 2 công an và 1 thanh tra xây dựng dính xăng, bị cháy. Tức tốc, nhà cầm quyền điều động xe cứu hỏa, vòi rồng, rồi huy động lực lượng đặc công đến tiếp sức...

Tuy nhiên, trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân và cô Muội, cộng với sự lo sợ về hành vi cướp đất phi pháp sẽ bại lộ giống vụ Tiên Lãng nên chủ tịch Vũ Hoài Phương vội kéo quân về.

Theo tác giả Người Thủ Thiêm, trước khi rút lui, lực lượng cưỡng chế đã bắt đi 3 người: Ông Nguyễn Phi Thường, ông Phạm Thế Vinh, cùng người con rể của bà Ngọc tên Quang. Họ đối xử rất thô bạo với ba người này. Hiện không rõ tình trạng những người bị bắt ra sao.

Cô Muội và chồng
Trên thực tế, buổi cưỡng chế hôm 2/8 hoàn toàn không có lệnh thu hồi đất mà chỉ làm theo lệnh miệng của Vũ Hoài Phương. Chính vì vậy, đây rõ ràng là một vụ cướp đất chứ không phải "thi hành công vụ".

Sau một tháng bổ sung hồ sơ, giấy tờ nhằm 'hợp pháp hóa' buổi cướp đất hôm 2/8, nhà cầm quyền Thủ Thiêm đã ra tay trả thù cô Muội. Lúc 16h45 ngày 6/9/2012, trong lúc đang cho con ăn, cô Trần Thị Ngọc Muội đã bị công an ập vào nhà riêng tại 23/5A, Trần Não, Phường Bình Khánh, Quận 2 để đọc lệnh bắt người, khám nhà. Lệnh bắt người vu cáo cô Muội phạm tội 'Chống người thi hành công vụ' theo Điều 257 của Luật Hình sư

Theo tìm hiểu, những vụ cướp đất tại Thủ Thiêm và Quận 2 đều do nhóm lợi ích của Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải cầm đầu cùng với Bí thư Quận 2 là Tất Thành Cang. Chủ tịch phường Bình Khánh Vũ Hoài Phương là một trong những tay chân đắc lực của nhóm lợi ích này.

Trong bản tin gửi đến Danlambao, tác giả Người Thủ Thiêm đau đớn viết lên rằng: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2: Cướp đất = Thi hành công vụ.

Như vậy, ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, những người lợi dụng chức vụ quyền hạn đi ăn cướp, cưỡng chiếm trái phép nhà đất của dân nghèo, được gọi là : Thi hành công vụ. 

* Tên thiếu tá Tân (đứng chống nạnh), an ninh chìm, luôn theo sát, tán tỉnh cô Ngọc Muội. Hắn luôn mời mọc đi uống cà phê, nhưng không những bị từ chối mà còn bị cô xua đuổi! 

Cô Trần Thị Ngọc Muội nghe lời xúi dại của Đảng, dám dũng cảm chống quan liêu tiêu cực, chống bọn cướp ngày, có sắc phục, có dư quyền lực, nên phải bị bắt vì tội: Chống người thi hành công vụ . 

Công vụ ở đây là: Cướp của, bắt người giữa ban ngày. Ai dám chống, bắt bỏ tù! 

Sau khi Cô Trần Thị Ngọc Muội bị bắt 1 ngày, bọn cướp ngày đến thông báo sẽ cưỡng chế nhà cô. Đây rõ ràng là chúng sợ cô, sẽ hi sinh thân mình, để đốt chết bọn cướp ngày! 

Tại sao ngày 02/08/2012 là ngày xảy ra việc ném bom xăng, là ngày chống người thi hành công vụ, chúng không bắt, khi đó có đủ chứng cứ và nhân chứng ? Thưa vì lúc đó bọn cướp ngày đâu có thi hành công vụ, chỉ tùy tiện đi ăn cướp, chứ đâu có giấy tờ gì chứng minh là công vụ. Nay tại sao sau 1 tháng mới bắt nguội? Thưa: Một là vì chúng làm lại hồ sơ, bổ xung đầy đủ giấy tờ, chứng tỏ là chúng thi hành công vụ. Hai là vì muốn cưỡng chế nhà cô Muội, nhưng quá sợ hãi người con gái dũng cảm này sẽ thiêu sống chúng, nên phải bắt nguội cô để trừ hậu họa. 

Đúng như vậy, hiện nay chúng đã lên kế hoạch; ngày giờ để cưỡng chiếm nhà đất của cô đang sử dụng hợp pháp, không bị ảnh hưởng bởi quyết định thu hồi đất 1997, vì nằm ngoaì ranh qui hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng vẫn bị bọn cướp ngày cưỡng chiếm để bán giá cao!
Cảnh công an chìm nổi vây bắt nguội cô Ngọc Muội
Ai đứng đằng sau vụ cướp đất đai của dân nghèo?
Có phải là thế lực thù địch kích động và xúi dục không?
Có phải là âm mưu chống đối và phá hoại đảng không? 

Hay là có chỉ đạo từ cấp cao: Phải thâu tóm, cưỡng chiếm đất đai của dân nghèo càng nhiều càng tốt, trước khi…?! 

“Tao là luật, Luật là do tao” - Câu nói của tên cướp ngày: Vũ Hoài Phương. 


Để chặt đứt các nhóm lợi ích


 - Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai…


Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong buổi tọa đàm tuần trước của UB Kinh tế Quốc hội, Phó chủ nhiệm UB Mai Xuân Hùng nhắc đến một trong những nguy cơ lớn nhất: nhóm lợi ích. "Chỉ một cá nhân có thể thâu tóm cả hệ thống", ông nói.

Làm rõ khe hở luật pháp

Cụm từ “nhóm lợi ích” hay "lợi ích nhóm" gần đây được nhắc đến ngày một nhiều.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn nêu đích danh “lợi ích nhóm” trong phát biểu kết thúc hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu đích danh "nhóm lợi ích". Ảnh: TTXVN
 
Riêng trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu không ngần ngại điểm mặt chỉ tên thủ phạm “nhóm lợi ích” đang chi phối nền kinh tế.