Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Nông dân Văn Giang tiếp tục đến Bộ tài nguyên môi trường.

  Sáng qua 21 - 9, hơn hai trăm nông dân Văn Giang lại tiếp tục kéo đến Bộ tài nguyên Môi trường - số 10 Tôn Thất Thuyết Hà nội để yêu cầu bộ có văn bản trả lời các nội dung đối thoại cách đây một tháng mà bộ hứa trả lời bằng văn bản cho họ.
 Không hiểu các qui định về việc trả lời bằng văn bản mà các cấp bộ ngành hứa trả lời dân được qui định tối đa bao lâu ?







Vài trăm người cứ ngày này qua ngày khác kéo lên Trung ương khiếu kiện.

Tuần trước, vài trăm nông dân Văn giang đã kéo lên Huyện để yêu cầu Huyện giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo việc các cấp địa phương tiếp tay cho chủ đầu tư dự án Ecopark cướp đất của dân, dùng tiếng nổ để cướp đất, đánh, bắt dân trái luật ngày 24 tháng 4 vừa rồi. Tuy nhiên cán bộ huyện trốn tránh không gặp dân, hàng chục nồi cháo được dân nấu ngay cổng huyện, khói rơm và củi do nấu cháo dày đặc nhu hun chuột bay kín Ủy ban huyện Văn Giang :










  Trong lịch sử Đất nước ta từ xưa đến nay, chưa bao giờ có những hình ảnh như thế này, không biết các đại biểu Quốc hội nghĩ gì, báo chí Việt nam nghĩ gì trong khi không hề có những hình ảnh và thông tin thời sự như thế này trêm mặt báo ?
 Khi nào thì chúng ta không còn phải chứng kiến những hình ảnh như thế này trên Đất nước Việt nam ?

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Thanh Oai Hà nội - dân tiếp tục tố cáo lãnh đạo huyện tham nhũng, báo chí liên tiếp đăng tải.

 Các công dân tại Thanh oai cho biết : hiện đơn từ tố cáo các lãnh đạo huyện tham nhũng, bán đất công, bắt tay với Cienco 5 để bán đất công chia chác lên đến hàng ngàn tỷ đồng vẫn đang được bà con gửi đi khắp nơi.
 Tin liên quan :
http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=8176
Thanh Oai Hà nội - có dấu hiệu tham nhũng lớn liên quan Cienco 5 ?
 Lãnh đạo huyện Thanh oai đã ra tận báo Người cao tuổi để xin xỏ, mua chuộc, đàm phán hòng chạy tội, bưng bít báo chí về các vấn đề mà công dân tố cáo, khiếu kiện từ nhiều năm nay.
 Yêu cầu đối thoại với dân trước sự giám sát của báo chí về các vấn đề dân tố cáo đều bị lãnh đạo huyện lảng tránh. Hiện lãnh đạo huyện đang rối rít tiếp các đoàn thanh tra về từ trung ương đến các cấp bộ ngành.

Tham nhũng đất đai tại Cầu Đơ Hà đông liên quan đến Phó chủ tịch Hà nội Nguyễn Thị Bích Ngọc

http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=8397

  Diễn biến mới tại Dự án đất dịch vụ và giãn cư Cầu Đơ, Hà Đông, Hà Nội: Cố ý làm trái, chuyển từ khai khống đất nông nghiệp sang đất 5%
  Kì III: Tiếp tục cố ý làm trái, chia cả đất cho người chết
Phớt lờ chỉ đạo của thành phố, HTXNN Cầu Đơ lợi dụng để cố ý làm trái

  Như đã phản ánh ở các số báo trước, hàng loạt cơ quan vào cuộc, nhưng hành vi phạm pháp của một số cán bộ HTXNN Cầu Đơ và UBND phường Hà Cầu vẫn chưa được làm rõ. Thông báo kết luận số 132/TB-UBND của UBND thành phố Hà Nội cũng đã kết luận: “Như vậy, nội dung công dân tố cáo là đúng”. Kèm theo đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hà Đông phải có phương án xử lí theo đúng quy định của pháp luật.
Thế nhưng, thay vì rà soát, lập quy hoạch trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, rồi tiến hành giao đất cho nhân dân đúng pháp luật, thì đáp lại là sự “im lặng” của UBND quận Hà Đông. Để rồi, ngày 6-8-2012, lấy cớ: “Theo Thông báo số 132/TB-UBND ngày 1-6-2012 của UBND thành phố Hà Nội”, ông Vũ Dương Tân, Phó Chủ nhiệm HTXNN Cầu Đơ đơn phương kí danh sách các trường hợp được xét duyệt giao đất... Lần này, với chiêu tráo đổi vị trí, số thứ tự ở các danh sách; tự rút bớt diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, khai tăng diện tích đất 5% của một số hộ; đưa vào danh sách nhiều chủ sử dụng đất nông nghiệp đã chết, hoặc nhiều hộ không phải xã viên HTXNN... nhằm che mắt cấp trên và đánh lừa dư luận, hợp thức hóa việc giao đất trái pháp luật.
Sau nhiều năm, đất nông nghiệp bị thu hồi để hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm.

Tin nóng : gần 500 nông dân Dương nội và Văn Giang diễu hành từ 46 Tràng thi đến 35 Ngô quyền .

  Hiện nay, tại 46 Tràng Thi đang có gần 500 nông dân Văn Giang và Dương Nội đang tập trung. Họ gặp ban  tiếp dân của mặt trận Tổ Quốc và tiếp dân Quốc hội tại 35 Ngô Quyền ngày hôm nay :









Tại 35 Tràng Thi Hà nội




Bà con tại Tràng Thi . Ảnh : VA

 Phóng viên đang có mặt tại hiện trường, tác nghiệp và đưa tin.
 Trang tin sẽ đăng tải các diễn biến tại hiện trường để bạn đọc theo dõi.

Tin thời sự khác :
- Hôm nay công an Hà nội diễn tập chống khủng bố tại HTV2 trong Hà đông. Từ sáng sớm đã có gần trăm người của các lực lượng tập trung để phục vụ diễn tập. Các ngả đường đến khu đài truyền hình đều bị chặn, người tham gia giao thông, xe buýt mọi khi qua đây đều phải đi vòng tránh rất xa, tắc đường khu chợ Hà đông và phía cầu Đen Sông Nhuệ.
- Hiện đang có cháy lớn tại khu tập thể Kim Liên, chưa rõ nguyên nhân, phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường, sẽ gửi ảnh và tư liệu để đăng tin.
Tại hiện trường vụ cháy, phóng viên cho biết : vụ cháy xảy ra trong 25 phút và đã được dập tắt, có nhiều tiếng nổ trong những phút đầu chưa rõ nguyên nhân. Các học sinh trường tiểu học cạnh đó được sơ tán an toàn.

Hiệu trưởng 4 trường mầm non ôm tiền bỏ trốn

  Như blog Lê Hiền Đức đã đưa từ cách đây vài tháng, về vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vay rồi quịt nợ của đảng viên, giáo viên, hiệu trưởng trường mầm non Phạm Thị Thanh Tâm. Đến nay, sau khi củng cố hồ sơ, công an Hà nội mới tống đạt quyết định khởi tố bị can này.

  Trang tin sẽ tiếp tục đưa tin về vụ việc nghiêm trọng này để làm rõ trước công luận.  Xem thêm :



Phạm Thị Thanh Tâm 

  Hiệu trưởng 4 trường mầm non ôm tiền bỏ trốn

  Khoảng 60 người trình báo đã cho Phạm Thị Thanh Tâm vay hàng chục tỷ đồng. Một năm qua, bà hiệu trưởng của 4 trường mầm non "mất tích" cùng toàn bộ số tiền này.

Ngày 17/9, Cơ quan điều tra, Công an Hà Nội cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và đang truy tìm Phạm Thị Thanh Tâm (35 tuổi, quận Hà Đông) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan điều tra, Tâm thành lập 4 trường mầm non tư thục. Lợi dụng cương vị hiệu trưởng, trong thời gian dài, cô ta đã vay tiền của nhiều người hứa trả lãi cao. Khoảng 60 người (ở quận Hà Đông, Thanh Xuân và huyện Từ Liêm) bị "hút" vào thủ đoạn này của bà hiệu trưởng nên đã giao hàng chục tỷ đồng. Trong số các bị hại trình báo, người cho vay nhiều nhất là 16 tỷ đồng.
Khoảng tháng 9/2011, Tâm bỏ trường và trốn khỏi nơi cư trú.
T. Hà-Vnexspres

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

70 % số vụ tố cáo, khiếu nại đất đai của dân là đúng - rồi sao nữa ?


Vụ Tiên Lãng: Tiến độ điều tra quá chậm

Sáng nay (18/9), Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục nghe Đoàn giám sát báo cáo kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai.
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng tiến độ điều tra quá chậm
Phiên họp thứ 11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay 18.9. Ảnh Xuân Hải.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo.
67% khiếu nại về đất đai là đúng
Báo cáo nêu rõ, qua giám sát cho thấy, đối với các vụ việc thuộc cơ quan hành chính thụ lý, giải quyết thì tỷ lệ khiếu nại, tố cáo đúng và khiếu nại, tố cáo có đúng có sai chiếm hơn 47,8%. Tỷ lệ khởi kiện đúng và đúng một phần tại tòa án nhân dân các cấp chiếm 19,5% các vụ đưa ra xét xử. Qua đó có thể thấy việc khiếu nại, tố cáo của công dân là có cơ sở, việc ra quyết định hành chính về đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều thiếu sót.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhận định đây là vấn đề quan trọng trong việc xây dựng các dự án luật liên quan. Đây là chủ đề được chọn để Quốc hội thực hiện việc giám sát tối cao. Trong báo cáo kết quả giám sát có nhiều vấn đề được đặt ra để sửa đổi luật đất đai, luật khiếu nại, tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, theo quy định cơ quan giám sát và cơ quan bị giám sát là rất quan trọng, tuy nhiên trong báo cáo rất chung chung không biết giám sát ai, cơ quan bị giám sát là bộ, ngành nào trong báo cáo không thể hiện rõ. Cũng theo ông Hiện, về tình hình khiếu nại, tố cáo của người dân về đất đai, trong báo cáo trước đây liên quan đến vấn đề đất đai chiếm gần 70% trong số đơn thư khiếu nại. Trong báo cáo giám sát nếu cộng cả việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính và tỷ lệ các vụ xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thì việc người dân khiếu nại, tố cáo với các quyết định hành chính về đất đai chiếm tới 67% khiếu nại đúng. Như vậy lĩnh vực này luôn là vấn đề nhức nhối, không có lĩnh vực nào có tỷ lệ khiếu nại lớn như vậy.
Ông Hiện cũng cho rằng, các văn bản luật về quản lý đất đai hiện nay vẫn chưa cụ thể về vấn đề giải quyết khiếu nại của người dân. Trong khi đó mỗi địa phương lại ban hành các loại văn bản khác nhau, thậm chí trong cùng một tỉnh 2 huyện ban hành 2 loại văn bản khác nhau chính vấn đề này đã dẫn đến việc khiếu nại tố cáo của người dân tăng.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân được giao cho chủ tịch tỉnh, huyện nhưng các địa phương lại giao việc giải quyết này cho sở tài nguyên môi trường. Ngay cả việc khiếu nại các quyết định hành chính do chủ tịch tỉnh, huyện ký bị người dân khiếu nại, tố cáo, khởi kiện nhưng không có vị chủ tịch tỉnh, huyện nào phải ra tòa về việc này.
Vấn đề tham nhũng trong đất đai có hay không, phải có tham nhũng người dân mới đi khiếu kiện. Ngay cả những trường hợp khiếu kiện đông người cũng liên quan đến đất đai, vấn đề giá đất và bồi thường đất cũng là nguyên nhân dẫn tới khiếu nại, tố cáo, những vấn đề này cũng chưa được làm rõ trong báo cáo giám sát.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn quá chậm
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, trong báo cáo kết quả giám sát đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến quyết định hành chính về đất đai tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ.
Vụ cưỡng chế Tiên Lãng tiến độ điều tra quá chậm
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo giám sát. Ảnh Xuân Hải.
Cũng theo ông Phúc, chính việc ban hành giá đất tại các địa phương khác nhau dẫn đến khiếu nại, tố cáo của người dân, việc đền bù đất dịch vụ với những % không phù hợp. Giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất còn bất cập. Việc đền bù đất của các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau, không thống nhất, mặc dù trong cùng một địa phương nhưng mỗi doanh nghiệp lại đền bù một giá đất khác nhau, ngay cả quy định đền bù giá đất của thị trấn, thị tứ cũng khác nhau nên đã dẫn tới khiếu kiện của người dân.
Ông Phúc cho rằng, hiện nay người dân rất ít đến Tòa hành chính để khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước bởi năng lực của các thẩm phán về vấn đề này cũng cần phải bàn, nhiều phiên tòa xử kết quả không có gì thay đổi với người dân nên người dân không mặn mà đến với Tòa hành chính.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, trong báo cáo giám sát chưa làm rõ được cái tồn tại của các quyết định hành chính sai ở đâu, phạm vi đền bù, thu hồi; sai ở cấp nào trung ương hay địa phương, rồi thẩm quyền, trách nhiệm của những người ra quyết định hành chính, xử lý được bao nhiêu trường hợp ban hành quyết định hành chính sai dẫn đến việc khiếu nại tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị báo cáo phải làm rõ hơn về nguyên nhân khiếu nại, tố cáo của người dân với các quyết định hành chính về đất đai. Ông Lý cho rằng, Luật đất đai hiện nay còn quá nhiều văn bản dưới luật “vênh” nhau dẫn tới việc thực hiện khó khăn, điều này cũng chưa thể hiện rõ trong báo cáo giám sát.
Về việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính của người dân về đất đai còn quá chậm, chưa được giải quyết dứt điểm, gây tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong dân nhân.
Ông Khoa ví dụ, vụ cưỡng chế, phá nhà dân tại Tiên Lãng thời gian đã quá lâu nhưng việc điều tra vẫn chưa có kết quả, trong khi đó nhiều vụ cướp của, giết người lại được khám phá rất nhanh.
XUÂN HẢI

Trăn trở của tướng Nguyễn Việt Thành


  - Trung tướng Nguyễn Việt Thành nói về quá trình đánh những vụ án lớn và trăn trở trước nạn tham nhũng hiện nay.

- Thưa anh, trước khi về hưu anh là Phó văn phòng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương. Lúc ấy có dư luận cho rằng, sau khi đánh tan tập đoàn Năm Cam, 'lôi cổ' nhiều cán bộ, có cả cấp trên của anh, ra trước pháp luật, anh đã “đụng chạm” quá nhiều...
Trong suốt thời gian làm Trưởng ban chuyên án “Năm Cam và đồng bọn”, tôi nhận được sự chỉ đạo, động viên của nhiều cán bộ cấp cao.
Anh Sáu Dân (tức Thủ tướng Võ Văn Kiệt) vài ngày gọi điện một lần bảo:“Phải làm mạnh lên. Đánh rắn phải đánh dập đầu. Đánh không trúng, nó quay lại cắn chết!”.
Vị tướng về hưu trăn trở rất nhiều về nạn tham nhũng hiện nay.
Đồng chí Tư Sang cũng động viên tôi dữ lắm: “Hãy làm tới nơi tới chốn, xóa cái ung nhọt này cho xã hội” v.v….
Các đồng chí ấy rất quan tâm và ủng hộ tôi và anh em trong ban chuyên án hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi dẹp được vụ Năm Cam, tôi không muốn ra vì chỉ còn hơn 3 năm nữa là về hưu rồi.

Khó tránh được việc bao che tham nhũng


 - “Trên thực tế, việc thực hiện quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra tham nhũng dường như là một nghịch lý. Việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi” - Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện phát biểu.

Chủ nhiệm UB Tư pháp là người trình bày báo cáo thẩm tra về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi do Thanh tra Chính phủ trình tại UB Thường vụ QH chiều 18/9. Đây là lần đầu tiên dự thảo luật này được phản biện, thẩm tra.
Tranh minh họa: Tham nhũng mà được bao che, dân sẽ mất niềm tin (Lao động)
Tranh minh họa: Tham nhũng mà được bao che, dân sẽ mất niềm tin (Lao động)
Kê khai tài sản hình thức vì thiếu biện pháp kiểm soát thu nhập
Đối với đề xuất mở rộng diện cán bộ phải kê khai tài sản, thu nhập, bao gồm tất cả các đảng viên đang công tác trong các cơ quan tổ chức đơn vị (từ đảng viên là nông dân hoặc đã nghỉ hưu), UB Tư pháp cho rằng, Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng của Chính phủ cũng như kết quả giám sát, khảo sát của UB cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản cán bộ thực tế nhìn chung còn hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng rất thấp. Để khắc phục hạn chế, bất cập này thì cùng với việc từng bước mở rộng diện kê khai và phạm vi công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, cần quy định cụ thể những nội dung liên quan đến kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập như việc cơ quan có thẩm quyền xác minh, ra kết luận; trách nhiệm của người kê khai; phạm vi sử dụng kết luận xác minh; cơ chế giải trình; trình tự, thủ tục, thời gian, mối quan hệ phối hợp trong việc xác minh; khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong việc kê khai, xác minh…
Cùng với việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời cũng cần quy định việc kê khai tài sản, thu nhập của cả bố mẹ, vợ, chồng, con cái (kể cả đã thành niên), anh em ruột của người có nghĩa vụ phải kê khai, góp phần khắc phục tính hình thức và hiệu quả thấp trong công tác kê khai, minh bạch tài sản thời gian qua.
Với nội dung công khai bản kê tài sản, thu nhập hàng năm tại nơi công tác và cư trú của cán bộ, cơ quan thẩm tra nhận định, luật Phòng chống tham nhũng hiện hành chưa quy định về việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập mà chỉ quy định việc công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi thường xuyên làm việc, công tác và nơi cư trú của cán bộ là nhằm mục đích để cơ quan, tổ chức hoặc cộng đồng dân cư tại nơi cư trú giám sát tính trung thực trong việc kê khai để ngăn ngừa, phát hiện tham nhũng, khắc phục tính hình thức và kém hiệu quả trong việc kê khai tài sản, thu nhập.
“Một trong những nguyên nhân cơ bản của việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, chưa hiệu quả là do các cơ quan nhà nước chưa có khả năng và biện pháp kiểm soát được tài sản, thu nhập của mọi công dân, doanh nghiệp, bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên. Do đó, căn cơ về lâu dài, Nhà nước phải sớm có kế hoạch, phương án cụ thể trong việc ban hành các quy định để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi đối tượng trong xã hội. Có như vậy mới bảo đảm cho việc kê khai tài sản, thu nhập thực sự phát huy được tác dụng trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện tham nhũng” - Báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Tuy nhiên, với điều kiện thực tế hiện nay, nhiều thành viên UB Tư pháp vẫn nghiêng về quan điểm chỉ công khai bản kê khai tài sản của cán bộ tại nơi công tác để đơn vị giám sát, kiểm tra, tăng cường trách nhiệm của đối tượng có nghĩa vụ kê khai cũng như trong việc tự giác bảo đảm tính hợp pháp của tài sản, thu nhập do mình quản lý. Mặt khác, một số ý kiến đề nghị công khai Bản kê khai tài sản cả ở nơi công tác và nơi cư trú để đồng nghiệp nơi công tác và nhân dân, cử tri nơi cư trú có điều kiện giám sát việc kê khai góp phần phòng, chống tham nhũng.
“Lờ” tham nhũng, đỡ trách nhiệm?!
Đối với nội dung quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi của cơ quan này khi có yêu cầu, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận định, đây là một khái niệm hoàn toàn mới trong quan hệ hành chính và quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, quy định mới bổ sung trong dự thảo Luật này lại chưa quy định rõ về nội hàm, bản chất của mối quan hệ này, nhất là hậu quả pháp lý về vấn đề trách nhiệm. Điều đáng lưu ý, dự thảo Luật lại chưa quy định về căn cứ, yêu cầu, điều kiện của việc giải trình; cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu giải trình; trách nhiệm của người giải trình cũng như việc sử dụng kết quả giải trình; cách thức, thời hạn và hậu quả pháp lý của việc giải trình… Cơ quan thẩm tra cảnh báo, nếu không quy định rõ các nội dung này, thì sẽ không có khả năng thực hiện được trên thực tế.
Về nội dung xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra tham nhũng, UB Tư pháp nhận xét, việc thực hiện quy định này lâu nay còn gặp lúng túng, ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm.
Cho đến nay, Quốc hội chưa ban hành Luật công vụ, trong đó xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng vị trí công tác, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Chưa có quy định khái niệm về người đứng đầu, chẳng hạn khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng hay Bộ trưởng; tương tự như vậy ở địa phương khi có một hành vi tham nhũng xảy ra thì người đứng đầu là ai và trách nhiệm của từng vị trí quản lý đến đâu chưa được làm rõ.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng chỉ ra, ngay dự thảo luật sửa đổi có những quy định còn chung, chưa rõ ràng nên rất dễ triệt tiêu hiệu quả của nhau. Cụ thể, khoản 1 Điều 68 quy định “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách” và khoản 1 Điều 72 nêu rõ “ thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện tham nhũng” (khoản 1 Điều 72). Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý, thủ truởng cơ quan quản lý nhà nước càng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức mình thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng trong phạm vi thẩm quyền do mình quản lý.
“Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi mặc dù trong dự án Luật đã có quy định “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý… nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết, ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng” – ông Hiện phân tích.
UB Tư pháp cho rằng, nội dung này cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, quy định rõ và cụ thể hơn để góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập hiện nay.
P.Thảo

Nông dân áo đỏ Dương nội bao quanh Trụ sở tiếp dân Thành phố Hà nội

 Sáng nay, nông dân Dương nội mặc áo đỏ đã kéo đến trụ sở tiếp dân của TP Hà nội tại 34 Lý Thái Tổ để khiếu kiện, yêu cầu TP giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đất đai liên quan đến ruộng đất của họ kéo dài đã nhiều năm nay.
 Người già, phụ nữ, thanh niên trai tráng...liên tục nghỉ việc để đi khiếu kiện, những hình ảnh của các nông dân Dương nội khiến du khách và nhiều người dân trong phố rất tò mò, muốn tìm hiểu về họ.

 Hình ảnh rất đẹp của Hà nội




 Kín cổng trụ sở.


Từ đầu giờ sáng đã bao quanh trụ sở.

Họ đi vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm sau khi xuống từ xe buýt.

Thanh niên trai tráng, phụ nữ ngồi nằm la liệt quanh trụ sở tiếp dân.

 Cùng ngày, tại Vân Hà Đông anh, các cộng tác viên cho biết : chính quyền Đông anh đang bị nông dân gửi đơn tố cáo, khởi kiện Vũ Hồng Khanh - phó chủ tịch TP Hà nội về việc phê duyệt " dự án khu công nghiệp " trong lòng khu dân cư, chính quyền địa phương ăn chặn tiền đền bù của nông dân, chiếm đất đai công cộng bán lấy tiền chia nhau.
 Chúng tôi sẽ đưa tin riêng, chi tiết về vụ việc tại Đông anh vào một bài viết tới đây khi có thêm những tư liệu từ các phóng viên, CTV và nông dân gửi về.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Một số sự kiện về nông dân khiếu kiện đất đai tại Hà nội.

 Tin từ bà con nông dân xã Vân hà Đông anh cho biết : chính quyền cho lực lượng chức năng hỗn hợp tới khu đất của dân đang giữ và khiếu nại địa phương tham nhũng, ăn chặn tiền đền bù đất đai của dân để gây rối, thu giữ trái phép tài sản của các hộ dân:

<

  Một số hình ảnh khác của nông dân các nơi đến trụ sở tiếp dân của nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông và nhà riêng của tôi để khiếu kiện, tố cáo sai phạm của các cơ quan, chính quyền địa phương:






Tại trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm Hà Đông




Dân từ trong Bình Phước ra Hà nội khiếu kiện.