Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Bà con Chợ cầu Vân đình tiếp tục giữ chợ, kinh doanh.

   Như chúng tôi đã đưa tin, rạng sáng ngày 24 tháng 12 mới rồi, chính quyền huyện Ứng Hoà đã xua hơn 700 quân đến cướp chợ Cầu, mang máy thi công đến phá chợ, rào thép, bịt tôn các lối vào, đổ bê tông quanh chợ để hòng cướp chợ truyền thống.
  Tuy nhiên, trước dư luận báo chí và sự phản đối quyết liệt, đúng pháp luật của Nhân dân, tiểu thương trong chợ thì chính quyền Ứng Hoà đã bị lột mặt thông đồng với tư nhân, coi thường pháp luật, coi thường sự chỉ đạo của cấp trên là TP Hà nội, làm bừa, làm càn, cướp chợ, phá hoại việc kinh doanh của nhân dân dịp giáp Tết, đánh dân bằng dùi cui điện, bắt phụ nữ như bắt lợn, cướp cả bánh mỳ của dân...những hành vi phản cảm, đê hèn của chính quyền huyện Ứng Hoà đứng đầu là chủ tịch huyện đã khiến Nhân dân và dư luận bất bình. 
  Ngay sau khi chính quyền Ứng hoà tổ chức cướp chợ, mang bê tông tươi đến chớp nhoáng đổ quanh chợ, bắt phụ nữ, đánh dân...thì nhân dân, tiểu thương đã kéo lên Huyện, yêu cầu lãnh đạo huyện giải trình, đối thoại trên cơ sở pháp luật. Tuy nhiên họ đã trốn sạch, chỉ để một ông phó bí thư tiếp dân mà không giải trình được điều gì, chỉ loanh quanh, bao biện hòng che dấu những sai phạm mà họ đã gây ra,  trong khi các bằng chứng sai phạm, vi phạm pháp luật còn ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

 Ngày hôm sau khi chính quyền Ứng hoà cướp chợ, dân và tiều thương chợ Cầu lại tiếp tục kinh doanh bình thường, họ tiếp tục buôn bán ngay trên đồng bê tông mà chính quyền mới đổ ra - bê tông này chắc không phải tiền của dân ? hay tiền của công ty tư nhân Hoà nam chi cho chính quyền Ứng Hoà  ? 

Bán hàng trên ụ bê tông do chính quyền đổ trộm.

Chính quyền huyện Ứng Hoà coi thường luật pháp ?


Luatvidan.vn


VỤ CHỢ VÂN ĐÌNH – CHUYỆN CHỈ CÓ Ở CHÍNH QUYỀN HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI

 Từ vụ việc này, thử tìm hiểu “ai là kẻ địch”, “kẻ địch là ai”? “ai là phản động”, “phản động là ai”?


 Như tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 24/12/2012, Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa huy động lực lượng khoảng 800 người gồm: Công an, dân phòng, lực lượng chính quyền của các xã trong huyện, bao vây cách chợ Vân Đình khoảng 3km, khóa chặt các đường đến chợ Vân Đình “nội bất xuất, ngoại bất nhập”; trẻ em không còn lối đến trường – phải nghỉ học, có người dân ốm nặng đi cấp cứu không được đi,... Sự thật là một phương án trận chiến nhằm dẹp bỏ 200 hộ dân kinh doanh tại chợ Vân Đình, ép buộc họ vào thuê và kinh doanh tại Trung tâm thương mại của Công ty Hòa Nam (bản chất là tư nhân), làm thiệt hại cho Nhà nước và lợi ích chính đáng của nhân dân. “Cuộc chiến đấu” triển khai, hơi cay đã được phát lệnh sử dụng, dùi cui phát điện, có người dân đã bị ăn đòn đi cấp cứu, một số người bị bắt giữ, ... Cách đó hơn một tháng, Công an và điện lực đã cắt điện toàn bộ khu chợ; hôm 24/12/2012, bê tông, sắt thép, dây thép gai đã được xây thành lũy bao vây chợ.
cưỡng chế ở chợ vân đình, cuong-che-o-cho-van-dinh.jpg
Khu vực cổng chợ đã bị phong tỏa hoàn toàn để cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại nơi đây.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Gần hai trăm hộ dân chợ Thanh ấm Ứng hoà biểu tình tại huyện !


 CTV của tôi tại Vân Đình gửi tin cho biết về biểu tình của gần hai trăm bà con chợ Cầu tại Huyện chiều nay : 

 Chính quyền huyện Ứng hào hãy nghe em học sinh trung học Ứng hoà A nói , đây có phải là cái tát của các cháu vào mặt các quan tham nhũng, cướp cạn, gây mất nniềm tin cho Nhân dân, cho cả các cháu nhỏ không ? 

http://www.youtube.com/watch?v=ucyAUf5lmWM&feature=youtu.be


  Chiều nay, vào lúc hai giờ thì gần hai trăm hộ dân kinh doanh tại chợ Cầu đã kéo lên huyện biểu tình.
Họ mang theo trống, gõ thùng thùng khiến cán bộ huyện trốn sạch cả, chỉ còn một anh phó bí thư phải trực lại, tiếp dân.
 Một chị nói : " Văn bản chỉ đạo của Thành phố đã có nhưng họ dấu đi, chúng tôi yêu cầu giao hay không giao văn bản để dân biết thì anh ta cũng không dám, thế nào cũng không, cứ loanh quanh vòng vo..."
  Ngày hôm qua, Huyện đã chỉ đạo cho các lực lượng hơn 700 người - tốn khá nhiều tiền phong bì và ăn trưa - để chiếm chợ từ lúc 3 giờ sáng, đánh dân bằng dùi cui điện khiến phải cấp cứu. Sau đó còn bắt 4 người lên công an huyện hòng  doạ nạt và hành hung bà con. Tuy nhiên, đất Ứng hoà hiếu học đâu biết sợ côn  đồ và cường quyền, họ hiểu luật khiến chính quyền bị lột mặt nạ tham nhũng, chia chác đất công từ hai khoá gần đây. Đơn từ tố cáo được họ nhờ cậy qua văn phòng Luật sư Vì Dân đã được gửi đến cấp Thành phố và Trung ương.
 Chăn xe ngang các ngả đường từ sớm để cướp chợ

Công an Quận Hà đông thừa nhân lực ?

 Một CTV vừa gửi tin và ảnh về việc công an quận Hà đông ồ ạt cướp vài chiếc xe máy mới tinh  của doanh nghiệp Vũ Hoàng Lê, lôi xuống hè để ...lập biên bản.
 Ai cũng biết đại lý của Honda này lớn nhất khu vực Hà đông, mà lớn nhất thì phải thuế má, chung chi đầy đủ rồi. Bị cướp như vậy ắt là chậm...thuế hay chậm phí đây ?

Lôi xe máy mới tinh của doanh nghiệp xuống lòng đường để kiểm tra ...giấy tờ.

Hơn hai chục cảnh sát cùng hơn chục dân phòng đi ...làm việc.
 Giữa lòng đường thì máy thi công, tôn sắt quây lô cốt gần hết đường thì không phạt ?

Sáu bảy cảnh sát và vài dân phòng xúm vào lập biên bản ba chiếc xe máy mới tinh bị lôi xuống lòng đường.

Lực lượng đông như kiến thế này tiền bao nhiêu cho đủ trả lương ?

 Chắc công an Hà đông đang thừa nhân lực nên thiếu lương trả, phải cử tất cả vài trung đội đi phạt hè đường, phạt giao thông để đủ mức khoán ?
 Dùng vài chục cảnh sát và hàng chục dân phòng đi chỉ phạt vài cái xe máy mới để ở cửa đại lý 
 - mà họ kinh doanh cả tháng như vậy thì không thấy nhắc nhở hay phạt, bỗng dưng kéo đến phạt - thì đó có gọi là tham nhũng lãng phí nhân lực không ? Chỉ cần vài ba cảnh sát giao thông hay cảnh sát quận có đủ phạt những trường hợp như thế này không ?

 Dùng cả xe đuổi chợ, xe thùng để làm những việc vặt vãnh như thế này.





 

 Tôi cho đây chính là tham nhũng lãng phí mà công an Hà đông là thủ phạm, vậy đăng tin này để lãnh đạo ngành công an cần xem lại việc làm của công an quận Hà đông.


Chủ tịch thị trấn : " hỏi Nguyễn Thế Thảo - CT TP..."


TIN NÓNG: HƠN 200 HỘ KINH DOANH TẠI CHỢ VÂN ĐÌNH, HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI ĐANG KÊU CỨU KHẨN CẤP.

Thứ hai, 24.12.2012 09:57
   Văn phòng Luật sư Vì Dân khẩn thiết mong Thành ủy, Đoàn Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Công an TP. Hà Nội làm rõ để cứu lấy dân.  
 5h sáng nay (24/12/2012), lực lượng của huyện Ứng Hòa – Hà Nội triển khai vây chợ Vân Đình không cho các hộ kinh doanh buôn bán và người dân đến mua hàng. Tình hình hiện đang diễn ra vô cùng phức tạp nơi đó, công cụ hỗ trợ hơi cay đã được sử dụng xịt vào mặt dân, có người bị đánh đang đi cấp cứu bệnh viện, người bị bắt,...
Năm hết, tết đến, ngày noel, triển khai lực lượng tiến hành ngoài giờ hành chính,... nhằm dẹp bỏ một chợ truyền thống, có ý nghĩa lịch sử để ép buộc các hộ dân phải thuê nơi bán hàng và dân phải vào mua hàng tại khu chợ do một doanh nghiệp (bản chất là tư nhân) cách chợ cũ gần 2km. Nhà nước mất nguồn thu, các hộ dân mất tiền thuê điểm bán, làm giàu cho một nhóm người trong doanh nghiệp.
Đường lối của Đảng rất đúng, Nhà nước ta đề ra chính sách rất mạnh mẽ; nhưng thực tế lại diễn ra trái ngược (mà đây là một trong vô vàn dẫn chứng). Dân khiếu nại – không trả lời, Báo chí phản ánh, Luật sư Kiến nghị - không cần để ý. Qua đây là tấm gương phản chiếu “Quyền lực cá nhân được trao”, “Lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm” thực sự mạnh mẽ thế nào! Quyền lợi Nhà nước và nhân dân, pháp luật có thể bị chà đạp bởi “lũ sâu” này mà như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy”.
  
  ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÌ DÂN
-------------***-------------
Số:42 /VPLSVD
V/v: Giải quyết gấp khiếu nại và phản ứng mạnh mẽ của gần 200 hộ kinh doanh tại chợ Vân Đình - Ứng Hòa.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------***-----------------
                 Hà Nội, ngày 03  tháng 12  năm 2012

Kính gửi:    - Ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị,
                       Bí thư thành ủy Hà Nội;
- Bà Ngô Doãn Thanh - Phó bí thư thành ủy,
  Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội;
- Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội;
- Ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP. Hà Nội.                   

Văn phòng Luật sư Vì Dân, nhận tư vấn pháp luật cho gần 200 hộ dân đang kinh doanh ổn định tại chợ truyền thống Vân Đình, Ứng Hòa – Hà Nội. Ngày 15/11/2012, Văn phòng Luật sư Vì Dân cử luật sư trực tiếp đến khảo sát tình hình thực tế, nắm ý nguyện của các hộ kinh doanh, làm việc với các cán bộ có thẩm quyền của UBND Thị trấn Ứng Hòa, đăng ký làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa (đáng tiếc là từ đó đến nay chúng tôi chưa được UBND huyện Ứng Hòa trả lời và bố trí làm việc).
Ngày 1/12/2012, UBND huyện Ứng Hòa đã triển khai lực lượng (có cả công an) để tiến hành cưỡng chế, ép buộc nhân dân, cắt điện,... buộc phải chuyển địa điểm kinh doanh từ chợ truyền thống về Trung tâm thương mại do Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam (vốn tư nhân, không có vốn của Nhà nước), được xây dựng mới cách chợ truyền thống gần 2km, nằm ở phía cánh đồng, gần bãi tha ma. Việc cưỡng chế này, đã gây bất bình, phản ứng mạnh mẽ của hầu hết các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống và nhân dân Thị trấn. Sự phản ứng này, đã gây lên sự xô xát, mất trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân với chính quyền địa phương. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì có thể trở thành một diểm nóng về trật tự xã hội trên địa bàn.
Chính vì vậy, Văn phòng Luật sư Vì Dân thấy có trách nhiệm phải báo cáo và kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền, nhằm ổn định tình hình giải quyết công việc thấu tình đạt lý, hợp lòng dân. Qua khảo sát thực địa, căn cứ hồ sơ tài liệu, nguyện vọng của dân và theo quy định của pháp luật; chúng tôi xin có ý kiến như sau xin các Cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ để có quyết định chuẩn xác về vụ việc này:
Thứ nhất:  Chợ truyền thống tại thị trấn Ứng Hòa, không chỉ là ý nghĩa truyền thống, đầu mối, trung tâm giao lưu mua bán hàng hóa phục vụ đời sống của nhân dân, mà còn là di tích lịch sử ghi nhận tại đây ngày 04/8/1965, máy bay Mỹ ném bom làm hàng trăm đồng bào ta đang họp chợ bị chết (có bia đặt tại đó). Với tình hình đời sống kinh tế thực tại ở tại địa phương thì điều kiện kinh doanh, diện tích, vị trí là hoàn toàn đáp ứng với thực tại, không ảnh hưởng môi trường, phòng cháy chữa cháy, giao thông,... đồng thời rất phù hợp với điều kiện đi lại, giao lưu mua bán hàng hóa của nhân dân địa phương. Hiện tại, khu chợ này đang do nhà nước quản lý, thu tiền thuế, tiền thuê địa điểm về cho ngân sách nhà nước; do đó không cần thiết ép buộc nhân dân phải bỏ tiền ra thuê địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, làm mất một nguồn thu lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến việc đi lại, mua bán của nhân dân.
Thứ hai:  Việc giao cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hòa Nam (thực chất là doanh nghiệp tư nhân), xây dựng Trung tâm thương mại, cách chợ cũ gần 2km, ở phía cánh đồng, không phù hợp với việc đi lại mua bán của nhân dân. Các gian hàng xây dựng không phù hợp, người kinh doanh phải trả với giá 92.000 đồng/1m2/1 tháng (khu tầng 1) là vô cùng bất hợp lý với điều kiện kinh tế kinh doanh nhỏ của các hộ kinh doanh hiện tại, mặc nhiên đẩy giá cả tăng lên làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp được hưởng lợi, còn nhà nước và nhân dân thì bị thiệt hại và thất thu.
Thứ ba:  Việc xây dựng Trung tâm thương mại của Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam có thông qua đấu thầu hay không? Dự án có được công khai lấy ý kiến của nhân dân hay không? Theo quy định tại Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003, Nghị định số: 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính Phủ và Quyết định số: 12/2011/QĐ-UBND ngày 09/03/2011 của UBND TP. Hà Nội,... cũng cần được làm sáng tỏ. Không thể vì lợi ích một doanh nghiệp mà giải tán một chợ truyền thống, đang phù hợp với tình hình và hợp lòng dân, vừa có ý nghĩa lịch sử,... để bắt ép các hộ kinh doanh phải bỏ tiền ra thuê địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp mang tính chất tư nhân.
Thứ tư:  Việc xây dựng Trung tâm thương mại này, chúng tôi đã đến thực tế: vị trí nằm ở cánh đồng, lấy đất lúa hai vụ cấp cho doanh nghiệp, xung quanh trung tâm thương mại này đã có rất nhiều quan chức địa phương đã được cấp đất, xây nhà ở; vì vậy dư luận của nhân dân cho rằng: “Trường học của các cháu thì xây trên bãi tha ma, khu vực trường học hiện phía dưới vẫn còn mồ mả, cổng trường thì bị dốc từ bờ đê đi xuống các cháu phải gánh chịu. Trong khi đó, đất lúa hai vụ bằng  phẳng thì cấp cho Công ty làm Trung tâm thương mại; xung quanh cấp đất cho cán bộ làm nhà; việc cưỡng ép, di dời các hộ kinh doanh ra Trung tâm là biện pháp tìm kiếm khách hàng, làm giàu cho doanh nghiệp; đồng thời làm tăng giá trị nhà đất của cán bộ được phân; thất thoát tài sản của nhà nước, gây vô cùng trở ngại cho các hộ kinh doanh và việc mua bán hàng hóa của nhân dân”.
Thứ năm:  Tại địa phương này, có rất nhiều dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng mà báo chí đã phản ánh (như Báo pháp luật – Cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, số 322 ngày 17/11/2012 đã phản ánh), nhiều công trình bị rút ruột, không đúng thiết kế, trong đó có Trung tâm thương mại này. Chúng tôi cùng với nhà báo đã làm việc với ông Trịnh Minh Mẫn (Chủ tịch thị trấn Ứng Hòa), cho thấy thái độ thiếu hợp tác, không có văn hóa, thậm chí có những lời nói ngỗ ngược đổ lỗi và đùn đẩy lên cấp trên như: “Muốn hỏi gì về hỏi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thành phố”; đồng thời tại địa phương xuất hiện một bức thư nặc danh, nêu nhiều bằng chứng xác thực về dấu hiệu tư lợi, tham nhũng của ông Trịnh Minh Mẫn; nhưng mọi sai phạm đó không được ai quan tâm giải quyết, người dân thì bị đe dọa. Tại đây, những việc sai phạm như Chủ tịch thị trấn vượt quyền để thu hồi đất, giao đất nhưng lại sử dụng không đúng mục đích (ví dụ Thông báo số 27 ngày 28/12/2009 của UBND Thị trấn Vân Đình, Thông báo về việc thu hồi đất ao cổng trường THCS thị trấn Vân Đình, do ông Trịnh Minh Mẫn ký, ở thời điểm đó là Phó chủ tịch thị trấn; việc nhà nước và nhân dân bỏ tiền xây dựng Nhà văn hóa thôn Vân Đình, nhưng nhân dân lại không được sử dụng, mà cho một tư nhân thuê Nhà văn hóa này để kinh doanh; ... Tất cả những vấn đề trên cần được Cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đưa lại niềm tin yêu cho nhân dân với đảng bộ và chính quyền địa phương.
Thứ sáu:  Chúng tôi kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố: Chấp thuận sự tồn tại chợ truyền thống và có giá trị lịch sử là chợ Vân Đình, để nhân dân thuận lợi trong việc mua bán hàng hóa, ổn định cho các hộ kinh doanh. Tùy theo sự phát triển của kinh tế xã hội nếu xây dựng chợ thì cần xây dựng tại vị trí này, theo mô hình: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã được quy định trong Nghị định số 02/2003/NĐ-CP để nhà nước vẫn quản lý được đất đai, có nguồn thu cho ngân sách, nêu cao vai trò quản lý tập thể của các hộ kinh doanh, giữ được chứng tích lịch sử, hợp lòng dân và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề xướng.
Việc Công ty CP đầu tư và xây dựng Hòa Nam, xây dựng Trung tâm thương mại thì cần làm rõ đã đúng quy định pháp luật hay chưa? Có tham nhũng hay không? ... Trung tâm thương mại của Công ty phải tự tìm kiếm khách hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh; không thể dùng biện pháp thông qua chính quyền địa phương bắt ép các hộ kinh doanh tại chợ truyền thống Vân Đình phải ký hợp đồng kinh doanh mua bán tại Trung tâm thương mại của Công ty, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của các hộ kinh doanh và nhân dân địa phương là không thể chấp nhận được. Cho phép cùng tồn tại chợ truyền thống và Trung tâm thương mại để cạnh tranh lành mạnh, ai thích mua thích bán ở đâu là tùy nhà kinh doanh và người dân; không cần thiết can thiệp từ phía Nhà nước.
Trên đây, là một số ý kiến của Văn phòng Luật sư Vì Dân, kính mong các Cơ quan có thẩm quyền kịp thời xác minh để xử lý đúng pháp luật, phòng tránh việc nhân dân phản ứng mang tính chất tập thể, mất trật tự, khiếu nại nhiều lên các Cơ quan Trung ương làm mất nhiều thời gian xét khiếu nại - tố cáo, thì Văn phòng Luật sư Vì Dân xin miễn chịu trách nhiệm.
Xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng./.
Nơi nhận:                                          
- Như trên;
- Ban phòng chống tham nhũng TƯ;
- Ông Nguyễn Huy Tưởng – Phó CT TP. HN;
- Bộ Công thương;
- A84, A88 TCI, C48 – BCA;
- Sở Công thương Hà Nội;
- Sở Kế hoạch và đầu tư HN;
- Sở Tài chính vật giá HN;
- Bí thư huyện ủy H. Ứng Hòa;
- Chủ tịch UBND H. Ứng Hòa;
- Trưởng Công an H. Ứng Hòa;
- Viện trưởng VKSND H. Ứng Hòa;
- Đại diện các hộ dân kinh doanh;
- Lưu.

Trưởng văn phòng




Tiến sỹ, luật sư: Trần Đình Triển

(Quá khứ căm thù, hiện tại chợ bị phá bỏ, cưỡng chế đẩy dân vào kinh doanh chợ của Công ty "tư nhân" thì sao?)

Chợ tiền tỷ bỏ hoang vì người dân lạnh nhạt

Cập nhật 11/12/2012 09:03 (GMT+7)
Khu chợ mới xây xong, khang trang, rộng rãi lại chịu cảnh hoang vắng, biến thành bãi chăn bò, trái ngược với cảnh sống động, tập nập nơi chợ cũ chật chội. Nghịch lý này đang “nóng” lên từng ngày ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội) vì “lệnh cưỡng chế” đối với bà con tiểu thương.
Khu chợ tiền tỷ bỏ hoang trong khi người dân vẫn quyết bám trụ chợ cũ
Khu chợ tiền tỷ bỏ hoang trong khi người dân vẫn quyết bám trụ chợ cũ
Gần 200  hộ tiểu thương tại chợ Cầu, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã lên tiếng phản đối vì cho rằng UBND huyện Ứng Hòa “ép” họ phải vào chợ mới nhằm thu tiền cho thuê ki - ốt, trong khi bà con vẫn buôn bán ổn định ở chợ truyền thống hàng chục năm qua.
Theo công văn số 26/TB-UBND của UBND thị trấn Vân Đình thì kể từ ngày 25/11/2012, các hộ tiểu thương tại chợ Cầu phải tự giác chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh, giao trả mặt bằng cho UBND thị trấn Vân Đình quản lý; nhưng trước đó, kể từ 20/11, UBND thị trấn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tiến hành cắt điện và tháo dỡ toàn bộ ki ốt.
Ngày 2/12, sau khi chợ Cầu bị ngành điện lực cắt điện vào lúc 5h, hàng trăm hộ dân buôn bán trong chợ đã tập trung phản đối chính quyền địa phương. Nhiều người dâng biểu ngữ đòi không giải tán chợ Cầu, khiến cho đoạn đường đi qua chợ tắc nghẽn giao thông.
Tại sao khu chợ mới xây xong, khang trang, rộng rãi lại chịu cảnh hoang vắng, biến thành bãi chăn bò, trong khi ngôi chợ  cũ chật chội, tồi tàn vẫn được các hộ tiểu thương tín nhiệm và nhất quyết “bám trụ”?. Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân không chỉ vì chợ mới cách xa đường lớn, không thuận tiện cho việc buôn bán như chợ cũ. Sở dĩ nhiều người dân chưa đồng thuận, vì cho rằng, phía sau động thái cưỡng chế của chính quyền, còn nhiều điều “khuất tất”.
Nghi vấn “sân sau”
“Họ (UBND huyện Ứng Hòa - PV) giao cho một công ty tư nhân (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hòa Nam/PV) xây mới chợ trung tâm thị trấn Vân Đình, cách chợ cũ tới gần 2km đã đành,  vấn đề là người kinh doanh phải trả với giá 92.000 đồng/1m2/1 tháng nếu muốn thuê ki - ốt, cái giá quá “cắt cổ” so với điều kiện kinh doanh nhỏ của chúng tôi”, một tiểu thương phân trần.
“Công ty Hòa Nam với chúng tôi đều bình đẳng trước pháp luật, sao chính quyền phải cưỡng chế, ép chúng tôi phải thuê mặt bằng của họ và phải thuê với giá cao. Như vậy thì chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi, còn người bán và người mua đều bị thiệt. Không công bằng làm sao chúng tôi nghe được”, một tiểu thưởng khác nói.
Điều tra của phóng viên cho thấy, Công ty Hòa Nam – đơn vị mà các tiểu thương đề cập – là một nhà thầu “quen thuộc” tại huyện Ứng Hòa. Doanh nghiệp này được biết đến khi trúng thầu nhiều công trình lớn tại địa phương này.
Đóng góp nhiều cho địa phương, tuy nhiên công ty này cũng bị nghi vấn là một doanh nghiệp “sân sau”. Từ năm 2010, Báo PLVN đã có bài phản ánh về hàng loạt công trình tại Ứng Hòa bị “rút ruột” và đặt dấu hỏi về sự “bất thường” từ chủ đầu tư là UBND huyện.
Bài viết dẫn kết luận thanh tra cho thấy, dạng "rút ruột" phổ biến trong các công trình bị thanh tra là thi công không đúng thiết kế nhưng vẫn được nghiệm thu và đề nghị thanh toán đủ khối lượng, đúng chất lượng. Trong đó, có công trình Chợ trung tâm đầu mối nông sản thị trấn Vân Đình bị đề nghị giảm giá trị thanh toán tới 877 triệu đồng.
Ngoài công trình này, Công ty Hoà Nam còn liên quan tới sai phạm tại nhiều công trình khác. Từ khi đó, dư luận đã cho rằng không thể loại trừ việc “bắt tay” giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công để nghiệm thu khống khối lượng rồi khi bị phát hiện thì cả A và B lại cùng nhau xin “làm bù”…
Trường Lưu
Báo Pháp luật Việt Nam điện tử


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Huyện Ứng Hoà Hà nội cướp chợ, đánh dân !


  Không rõ vì lý do gì mà từ 3 giờ sáng nay, lãnh đạo huyện Ứng Hoà đã huy động gần 700 nhân viên các lực lượng bao gồm : cảnh sát giao thông, công an huyện, công an các xã mò như vạc, mang máy đến chợ Cầu Thanh ấm để " cưỡng chế" ?
  Sau khi " UBAN NHÂN DÂN " THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH gửi thông báo ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc... thì gần 200 hộ kinh doanh tại chợ đã thông qua Văn phòng luật sư Vì dân để gửi đến Uỷ ban nhân dân TP Hà nội.


Văn phòng luật sư Vì Dân đã nhận được GIẤY BÁO TIN  của VĂN PHÒNG THÀNH UỶ HÀ NỘI, báo cho biết đã gửi đơn của các hộ dân đến UBND TP Hà nội, xem xét chỉ đạo giải quyết theo qui định.

Ngày mùng 6 tháng 12 có giấy báo tin, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có " chỉ đạo , giải quyết của UBND TP  Hà nội " về vụ việc.
 Thế nhưng, với lực lượng gồm xe téc nước, vòi rồng, dùi cui điện, dùi cui gỗ, gần 700 nhân viên các loại, từ 3 giờ sáng nay Ứng hoà đã cho tấn công vào chợ, chặn các ngả đường giao thông đến chợ, rào lưới sắt, đóng cọc sắt, ồ ạt đổ bê tông nhanh như ăn cướp khiến các  dân chúng ở đây kinh ngạc !
 Khi các hộ dân trong chợ tới để xem xét và yêu cầu gặp lãnh đạo thì công an đã lôi kéo, đánh, bắt 4 người.
 Họ đánh bằng dùi cui điện khiến một người phải đi viện cấp cứu - một chị cho biết.

 Chưa rõ UBND TP đã yêu cầu Ứng hoà giải trình ra sao, làm " dự án " gì tại chợ Cầu Thanh ấm vốn có truyền thống hơn nửa thế kỷ mà lại hăng hái ra quân từ mờ sáng, thi công nhiệt tình, đánh dân nhiệt tình như vậy ?


Người già, phụ nữ mang chăn ra ngủ trông chợ, đề phòng chính quyền cướp chợ.
Ba giờ đêm, chính quyền bất ngờ cướp chợ !

Công an cơ động, cảnh sát, công an các xã cướp chợ, rào sắt như ăn cướp.

Với số lượng hùng hậu quân số, chính quyền đã giành được một số khu vực, đẩy dân ra ngoài.

Mặc cho dân phản đối, biểu tình rầm rầm.

Nhanh chóng gọi xe chở bê tông đến, đóng cọc đến đâu, đổ bê tông ùn bên vệ đường đến đó.
Dân cho biết : mỗi công an ở các xã được huỵện huy động đến thì được chia phong bì và ăn trưa.

  Hiện dân vẫn đang bám trụ trong và quanh chợ, chính quyền tiếp tục chặt phá cây cối phía đê, cắt điện, tập kết máy thi công để mai phá chợ. 
 Theo bà con cho biết : Thị trấn đã bán chợ cho tư nhân với giá vài chục tỷ đồng từ cách đây vài năm, họ nói vói dân là xây tượng đài " chiếc gậy Trường sơn " nhưng dân yêu cầu trình dự án ra để dân xem, giám sát theo luật thì họ loanh quanh, lờ đi và cứ cướp như đã làm hôm nay.
 Các phóng viên báo chí và CTV của tôi đang có mặt tại khu vực Vân đình để tác nghiệp, đưa tin về vụ cướp chợ của chính quyền Ứng hoà để đăng tải lên công luận. Bà con cũng cho  biết : gọi cho gần chục tờ báo về đưa tin nhưng không báo nào nghe cả. 

 Cổng Nhà thương Vân đình - nơi Bác Hồ về thăm nay đang được làm chỗ cho dân xả rác.

 Ảnh : CTV Bùi Thành.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Kết luận của UBND tỉnh Nam Định về việc của Lộc An





KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI


Trụ sở: 81 Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, TP. Hà Nội
Tel: 04.377544788 - 37754789
Chi nhánh: 66 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
Tel/fax: 08.38204361


Tp.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2012
KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI
(Đề nghị tiến hành lại buổi đối thoại để giải quyết việc khiếu nại,  khiếu kiện về đất đai của một số hộ dân tại Tỉnh Tây Ninh)
Kính gửi:                         Bà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh
Đồng kính gửi - Ông Tổng Thanh tra Chính Phủ
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo Thủ tướng Chính phủ)
- Các cơ quan Báo chí, truyền thông
         Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải (VPLS TVH), Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh xin trân trọng đề nghị đến Quý Cơ quan như sau:
Liên quan đến việc giải quyết khiếu kiện về đất đai (tại Nông trường Nước Trong, nay là Công ty TNHH Một thành viên Mía đường Tây Ninh; Nông trường Huyện ủy Tân Biên; Nông trường Cao su Xa mát; Nông trường mía Huyện ủy Tân Châu; Công ty Cao su Tây Ninh 1/5 - Nông trường 1/5, Dự án 327), một số hộ dân đã đề nghị VPLS TVH trợ giúp pháp lý cho họ trong buổi đối thoại ngày 18/12/2012 do UBND Tỉnh Tây Ninh tổ chức với sự có mặt của đại diện Thanh tra Chính phủ. Đáng tiếc, buổi đối thoại này đã không có kết quả, vì bị vị đại diện Thanh tra Chính phủ yêu cầu chấm dứt trước khi bà Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh kết luận và thông qua Biên bản.
Về nội dung những khiếu kiện, buổi đối thoại và đề xuất giải quyết, chúng tôi xin trình bày như sau:
I.               Tóm tắt nội dung những khiếu kiện:
1.     Hộ bà Lê Thị Hà, bà Lý Thị Lệ Hoa (bị thu hồi cho Nông trường Huyện ủy Tân Châu):
Năm 1978, gia đình các bà này khai phá rừng làm rẫy với diện tích khoảng 3,7 ha (nay thuộc xã Suối Dây) và canh tác đến năm 1982, vào thời điểm này, Tỉnh Tây Ninh thu lại để xây dựng Trường cải tạo lao động Thị xã khoảng 20 ha.
Khoảng tháng 2/1990, trường cải tạo lao động giải tán, chuyển đi nơi khác. Sau đó, chính quyền xã Tân Phú, Huyện Tân Châu thu hồi diện tích đất này để làm nông trường mía cho Huyện ủy Tân Châu và hứa sẽ ký Hợp đồng trồng mía với gia đình các bà, Nông trường sẽ đầu tư vốn.
Năm 1991 - 1992, Nông trường giải thể, không hoàn trả đất cho các hộ gia đình mà giao phần diện tích đất của gia đình các bà cho người khác (chủ yếu là các cán bộ xã Tân phú và Huyện Tân Châu).
Gia đình các bà này đã liên tục khiếu nại, đề nghị hoàn trả lại phần diện tích nêu trên, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
2.    Hộ ông Nguyễn Ngọc Đàng, hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, hộ bà Ngô Thị Khâm, hộ bà Đỗ Thị Kim (bị thu hồi đất cho Công Ty Cao Su Tây Ninh 1/5, Dự án 327),
Năm 1989 các ông Lê Văn Mậu, Trần Văn Diện, Khưu Văn Nhiều đại diện cho 54 hộ dân ký hợp đồng thiết kế, giao đất, giao rừng với lãnh đạo lâm trường Tân Đông. Nội dung được thực hiện theo Nghị định 54-CP ngày 10/3/1975 của Chính phủ. Ngày 15/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Mục đích của chủ trương này là huy động nguồn vốn từ nhiều hình thức, mức độ khác nhau cộng với năng lực trí tuệ của mỗi thành phần kinh tế để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm từng bước ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào khó khăn, dân tộc thiểu số.  
Để thực hiện chủ trương này, UBND Tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định số 374/QĐ-UBND Tỉnh Tây Ninh giao cho nông trường Tân Đông 2.000 ha đất lâm nghiệp thuộc các tiểu khu 48, 49, 50 của lâm trường Tân Đông, trong đó có phần diện tích của các hộ này.
Sau khi thu hồi đất, các hộ dân này không được giao khoán theo thỏa thuận. Thay vào đó, những cán bộ của Nông trường và Tỉnh Tây Ninh đã mua bán, chuyển nhượng với giá trị lớn.
Các hộ dân này đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo, yêu cầu được giao đất, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
3.    Hộ bà Nguyễn Thị Thảo, hộ Ông Nguyễn Văn Dũng (Nông trường cao su Xa mát và Nông trường Huyện ủy Tân Biên)
- Hộ bà Nguyễn Thị Thảo.  
Khoảng năm 1978 bà Thảo cùng 6 hộ khác được UBND xã Tân Lập cấp 2,5 ha đất, ngoài ra, bà còn khai phá thêm 4 ha. Phần diện tích này nay thuộc xã Thạnh Bắc, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh.
Năm 1986 Huyện ủy Tân Biên thu hồi toàn bộ diện tích đất này để xây dựng Nông trường Cao su xa mát và Nông trường Huyện ủy Tân Biên nhưng không được bồi thường về đất mà chỉ hỗ trợ một phần về hoa mầu. Năm 1997 Nông trường Huyện ủy Tân Biên giải thể nhưng không trả lại đất cho các hộ dân mà giao cho nông trường cao su Tân Biên thuộc Công ty TNHH MTV Cao su 30 tháng 4 Tây Ninh quản lý, sử dụng. Bà Thảo đã tiến hành khiếu nại nhiều lần, đến nhiều cơ quan nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
-       Hộ ông Nguyễn Văn Dũng
Năm 1978, gia đình ông Dũng được UBND xã Tân Lập cấp và khai phá thêm với tổng diện tích 5,8 ha tại khu vực ấp Suối Mây (xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên ngày nay). Gia đình canh tác, sử dụng đến năm 1986 UBND huyện Tân Biên thu hồi toàn bộ diện tích đất trên giao cho Nông trường Huyện ủy Tân Biên (nay là Công ty TNHH Cao su 30 tháng 4 Tây Ninh). Hiện diện tích đất này được giao cho cán bộ lãnh đạo Nông trường này.
4.     Hộ bà Phạm Thị Hồng bị thu hồi đất cho Nông trường Suối nước trong (nay thuộc Công ty TNHH MTV mía đường Tây Ninh).
Vào những năm 1980, gia đình bà đã khai hóa 5 ha diện tích đất tại khu vực ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu. Năm 1986, Nông trường Nước trong (nay là công ty TNHH MTV mía đường Tây Ninh) lấy đất và sử dụng cho đến nay. Trong đó, khoảng 2 ha giao cho cán bộ, công chức Nông trường, 3 ha còn lại nông trường quản lý, gia đình bà tiếp tục sử dụng nhưng phải ký hợp đồng giao khoán với Nông trường, hợp đồng mới nhất ký năm 2007, hết hạn năm 2013. Gia đình bà đã khiếu nại nhiều lần yêu cầu hoàn trả 3 ha đất và cấp giấy chứng nhận chủ quyền, 2 ha còn lại phải được bồi thường thỏa đáng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
II.             Diễn biến buổi đối thoại ngày 18/12/2012 giữa đại diện Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh và các hộ dân có đơn yêu cầu:
1.    Ngày 7/12/2012 đại diện trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và nhà nước đã tiếp các hộ dân nói trên và có sự tham gia của tổ công tác Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh. Trong buổi làm việc này, các hộ dân đã đề nghị buổi đối thoại với đại diện UBND Tỉnh Tây Ninh và và các cơ quan hữu quan sẽ có sự tham gia của Luật sư trợ giúp cho các hộ dân và cơ quan truyền thông.
2.     Ngày 14/12/2012 Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh có thư mời các hộ dân đối thoại vào ngày 18/12/2012.
3.      Ngày 18/12/2012 UBND Tỉnh Tây Ninh tiến hành đối thoại có sự hiện diện của Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh, đại diện Thanh tra Chính Phủ (ông Cục phó Cục 3), các ban ngành Tỉnh Tây Ninh, các hộ dân được mời và Luật sư Trần Vũ Hải. Nhưng cộng sự của Luật sư Trần Vũ Hải gồm 01 Luật sư khác và 01 trợ lý đã không được tham gia, mặc dù VPLS Trần Vũ Hải đã có thư đề nghị đề ngày 17/12/2012, gửi fax đến Văn phòng UBND Tỉnh Tây Ninh. 03 phóng viên từ Thành phố Hồ Chí Minh có mặt đã không được tham dự, mặc dù đã xuất trình thẻ nhà báo.
4.     Trong buổi đối thoại ông đại diện Thanh tra Chính phủ đã phát biểu rất nhiều. Ông này cho rằng trước đây đã có những quyết định, văn bản của UBND Tỉnh Tây Ninh và Thanh tra Chính phủ giải quyết nên buổi làm việc chỉ xem xét tình tiết mới, nếu không sẽ không giải quyết.
5.     Các hộ dân (trong đó có các hộ dân do Luật sư Trần Vũ Hải trợ giúp nêu trên) trình bày ý kiến về vụ việc, bà Chủ tịch có ghi nhận một số ý kiến nhưng cho rằng không có tình tiết mới, các cơ quan hữu quan đã giải quyết. Một số hộ dân có đơn tố cáo, trong đó có việc 15 cán bộ, công chức Tỉnh Tây Ninh chiếm 463 ha đất, trong đó có diện tích đất nguồn gốc khai hoang của họ (có bản sao đơn tố cáo kèm theo Kiến nghị này);
6.      Luật sư Luật sư Trần Vũ Hải trình bày: Về cơ bản, có chung những đặc điểm sau trong các sự việc khiếu kiện:
a)   Việc khai hoang của các hộ dân là có thật, diễn ra tại thời điểm đất nước khó khăn, có chiến tranh biên giới (những năm 70, 80 của thế kỷ trước);
b)   Các nông trường chỉ đứng tên núp bóng, không thực sự sản xuất kinh doanh;
c)    Các nông trường đã lấy đất của các hộ dân khai hoang và hứa sẽ giao lại cho những hộ dân này để làm rẫy (thông qua hợp đồng) nhưng họ không thực hiện;
d)    Luật đất đai 1993 bảo đảm đất sản xuất cho các hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Những hộ dân này có công khai phá, trực tiếp sản xuất, nhưng không được địa phương bảo đảm theo Luật đất đai 1993. Hầu hết họ không còn đất sản xuất, đang sống vất vưởng;
e)    Các nông trường đã giao đất này cho những người không thuộc đối tượng được giao đất, không có nhu cầu sử dụng đất và chủ yếu là những cán bộ công chức, được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, lương hưu;
f)     Đề nghị Thanh tra Chính phủ và UBND Tỉnh Tây Ninh xác định những diện tích đất được giao không đúng thẩm quyền và không đúng đối tượng, thu hồi lại để đáp ứng một phần đất sản xuất cho các hộ dân trên.
7.     Thanh tra Chính phủ đọc 04 bản công văn đã giải quyết trước đây làm cơ sở giải quyết buổi đối thoại và cho rằng vụ việc không có tình tiết mới, không có cơ sở giải quyết và đề nghị giữ nguyên các quyết định cũ, mặc dù một số hộ dân đã đưa ra được những tình tiết mới, có giá trị. Việc Tỉnh Tây Ninh chưa xử lý đất đai của những người được giao không đúng luật chính là tình tiết mới. Mặt khác, trong Công văn của UBND Tỉnh Tây Ninh ngày 14/12/2012 và Biên bản ngày 7/12/2012 đều không giới hạn chỉ xét sự việc có tình tiết mới. Các hộ dân phản đối kịch liệt, đề nghị phản biện những nội dung công văn, kết luận của Thanh tra Chính phủ;
8.     Đại diện Thanh tra Chính phủ tự ý đề nghị bà Chủ tịch kết thúc buổi làm việc, mặc dù bà Chủ tịch dự kiến phát biểu để kết luận từng sự việc, ghi nhận những ý kiến xác đáng của bà con, phương hướng giải quyết, thông qua biên bản. Tuy nhiên do đại diện Thanh tra Chính phủ yêu cầu, bà Chủ tịch đã dừng buổi đối thoại.
III.           Nhận xét và Kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải:
1.    Nhận xét:
i)              Buổi đối thoại chỉ mang tính hình thức, đối phó cấp trên, quá ít thời gian (chỉ tiến hành trong buổi sáng ngày 18/12/2012), trong khi có nhiều vụ việc (ngoài những vụ việc của những hộ dân nhờ Luật sư trợ giúp);
ii)            Ông đại diện Thanh tra Chính phủ lạm quyền, tự ý giới hạn buổi đối thoại trong nội dung chỉ xem xét những tình tiết mới, ông này phát biểu nhiều lần không đúng trọng tâm, chiếm nhiều thời gian của buổi đối thoại, tự ý yêu cầu chấm dứt buổi đối thoại. Lẽ ra vai trò của ông này chỉ là giám sát buổi đối thoại;
iii)          Cuộc đối thoại không thực sự công khai, minh bạch khi không cho phép nhà báo tham dự để tác nghiệp.
iv)           Buổi đối thoại không có tính chất đối thoại, vì người chủ trì không trao đổi lại, tranh luận lại với những ý kiến chưa nhất trí của các hộ dân;
v)             Vấn đề quan trọng nhất (nguồn gốc của việc khiếu kiện) là cán bộ, công chức Tỉnh Tây Ninh đã được giao đất trái pháp luật không được xử lý về mặt đất đai, để tạo nguồn đất sản xuất cho các hộ dân khiếu kiện.
2.    Kiến nghị:
i)              Phải làm rõ diện tích đất có nguồn gốc từ đất khai hoang của các hộ dân, ai đang sử dụng (có được giao đúng thẩm quyền, đúng pháp luật không? Có chuyển nhượng trái phép không?), sử dụng vào mục đích nào. Nếu cần thiết thu hồi một phần diện tích đất để đáp ứng tương đương ít nhất 50% diện tích đất khai hoang của các hộ dân khiếu kiện (có thể vận động, thuyết phục những cán bộ, công chức tự nguyện trả đất);
ii)            Do buổi đối thoại trên hình thức, không công khai, không đúng như nội dung yêu cầu, đã ông đại diện Thanh tra Chính Phủ lạm quyền dừng nên cần tổ chức lại buổi đối thoại; buổi đối thoại này có thể kéo dài 1, 2 ngày để đáp ứng giải quyết những vấn đề các hộ dân nêu lên một cách có tình, có lý;
iii)          Trong buổi đối thoại lại (có thể vào đầu năm 2013, cùng đợt với buổi đối thoại khác ở Tây Ninh), đề nghị Thanh tra Chính phủ cử đại diện  không phải người đã tham dự buổi đối thoại ngày 18/12/2012; cho phép báo chí đến tác nghiệp, các cộng sự của Luật sư được phép tham dự;
iv)           Có hướng giải quyết cho các hộ dân. Trong trường hợp không thể đảm bảo 100% yêu cầu của các hộ dân, cũng cần có phương thức giải quyết nào đó để đáp ứng được 50 - 60% yêu cầu của họ. Nếu được như vậy, chúng tôi tin các hộ dân cũng đồng tình, chấp nhận chấm dứt khiếu kiện.
  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Bà Chủ tịch đã bước đầu tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý. Chúng tôi hy vọng Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh xem xét Kiến nghị này một cách thấu tình, đạt lý, sớm tổ chức buổi đối thoại lại để giải quyết dứt điểm các vụ việc nêu trên, tránh gây thiệt hại thêm cho các hộ dân bị mất đất oan ức và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân, đặc biệt quyền có đất sản xuất của họ.
Trân trọng.




Luật sư Trần Vũ Hải