Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

ĐƠN TỐ CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------

Hưng Yên, ngày 27 tháng 8 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO
NHỮNG DẤU HIỆU TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ CỦA
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN
VÀ SỰ BAO CHE CỦA THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Kính gửi: - Ông Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
                - Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đồng kính gửi: Cụ Lê Hiền Đức

Tên tôi là: Ngô Thanh Bình – sinh năm 1964
Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại – trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên (ĐHSPKTHY)
Tôi xin trình bày nội dung tố cáo như sau:
Ngày 08/02/2012, tôi đã gửi đơn tố cáo tội tham nhũng, lãng phí và làm trái các qui định của PGS.TS Trần Trung, bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng trường ĐHSPKTHY tới Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 08/3/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) đã thành lập đoàn thanh tra. Ngày 20/7/2012 Thanh tra Bộ kết luận nội dung tố cáo đối với ông Trần Trung do ông chánh thanh tra Nguyễn Huy Bằng TUQ Bộ trưởng ký. Sau khi đọc xong kết luận, tôi thấy những kết luận chưa đánh giá hết sai phạm mà tôi đã tố cáo và cung cấp chứng lý cụ thể như sau:
Nội dung tố cáo thứ nhất: thường xuyên sử dụng xe ô tô 04 chỗ (biển số xe 89B-2528) làm phương tiện đi lại từ trường về nhà riêng và ngược lại (thời gian từ thàng 7/2007 đến nay).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Việc sử dụng xe ô tô 04 chỗ chưa đúng với qui định về tiêu chuẩn, định mức qui định tại điều 6, quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ; khoản 2, điều 18, mục 4 những việc cán bộ, công chức không được làm của Luật cán bộ công chức năm 2008. Tuy vậy, việc làm này đã được bàn bạc tập thể và đưa vào qui định sử dụng xe của trường”.



Đây là chiếc xe mà ông Trung – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng trường ĐHSP kỹ thuật 

Như vậy, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kết luận việc sử dụng xe là chưa đúng (tức là sai), nhưng các khoản tiền tham nhũng liên quan đến sai phạm này như tiền xăng, tiền gửi xe…cũng như cá nhân ông Trung đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong vòng 5 năm qua thì không đề cập. Đồng thời, như kết luận, việc này đã được bàn bạc tập thể, vậy trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan trong việc cố ý làm trái các qui định của cấp trên mà cụ thể ở đây là trái qui định của Thủ tướng Chính phủ thì bỏ qua.
Nội dung tố cáo thứ tư: Lập ra nhiều khoản thu trái qui định như tiền giấy thi, giấy nháp, học lại, thi lại, tiền phôi bằng, tiền chứng chỉ chuẩn đầu ra, học cải thiện, tiền kiểm tra đầu vào, thi chuẩn đầu ra…gây tốn kém cho HSSV. Trích lập quĩ đen trái phép.
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ:
- “Về các khoản thu trái qui định như tiền giấy thi, giấy nháp, học lại, thi lại, tiền phôi bằng, tiền chứng chỉ chuẩn đầu ra, học cải thiện, tiền kiểm tra đầu vào, thi chuẩn đầu ra…Nhà trường có thu các khoản tiền này, khi thu có phiếu thu và ghi vào sổ kế toán của nhà trường. Tháng 8 năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị chấm dứt các khoản thu không có trong qui định. Hiện nay, trường chưa thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Nội dung tố cáo đúng”.
- “Về trích lập quỹ trái phép, qua xác minh cho thấy các khoản thu, chi trên đều thể hiện qua chứng từ kế toán, báo cáo tài chính của Nhà trường. Hàng năm được Bộ GD&ĐT duyệt quyết toán và được kiểm toán năm 2008, 2010. Nội dung tố cáo không đúng”.
Như vậy, Thanh tra Bộ đã bỏ lọt dấu hiệu: Ông Trung lợi dụng chức vụ và quyền hạn ngang nhiên làm trái qui định (kết luận của kiểm toán và các qui định về thu chi tài chính), vẫn cố tình thu những khoản thu không có trong qui định gây tổn thất tiền bạc của HSSV, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục: Riêng từ năm 2008-2011 trường đã thu 11.446.490.000 đ tiền thu học lại, thi lại, học cải thiện.
Số tiền trên, ông Trung thu trái qui định, vậy cơ sở nào để ông Trung ký qui định phân chia số tiền trên theo tỷ lệ % cho các đơn vị và cá nhân? Chứng từ chi số tiền trên? Đồng thời Thanh tra Bộ chưa làm rõ các chứng từ chi tại trung tâm APTECH như tiền tiếp Thứ trưởng; tiền chi uống nước nhớ nguồn; chi quản lý… tại sao các khoản chi sai nguyên tắc như vậy mà Bộ vẫn duyệt quyết toán hàng năm? Cùng với việc này tôi có thêm bằng chứng ông Trung ép buộc các đơn vị phải trích nộp tiền quản lý để làm thành quỹ riêng do ông trưởng phòng HC-QT ký nhận.
Nội dung tố cáo thứ năm: Thu học phí một lớp học ngành công nghệ thông tin vượt trần qui định của Bộ nhưng không xin phép Bộ (học phí 1.500.000 đ/tháng).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Hiện nay, trường ĐHSPKTHY đang đào tạo lớp kỹ sư “Dịch vụ chất lượng cao” khóa 2011-2015 với 17 sinh viên. Học phí được quy định mức là: 1.500.000 đ/tháng; việc mở lớp này, Trường chưa xin phép Bộ GD&ĐT”.
Như vậy, đây là một việc làm cố ý làm trái các qui định của Nhà nước mà kết luận không đề cập cũng như không qui định trường phải trả lại tiền chênh lệch thu vượt cho sinh viên.
Nội dung tố cáo thứ sáu: Tuyển sinh sai qui định, ngành kế toán và quản trị kinh doanh có 2 loại điểm trúng tuyển và 2 loại học phí khác nhau trong cùng một lớp học (điểm trúng tuyển thấp thì đóng học cao hơn 90.000đ/tháng)
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Theo qui định tại điểm c, khoản 2, điều 33 Quy chế tuyển sinh năm 2010, 2011…”các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo qui định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định”.
Hiện nay Bộ chưa có văn bản nào quy định về việc các trường đại học được phép tuyển sinh hệ “ngoài ngân sách” thu thêm học phí, vì vậy việc trường công khai hệ tuyển sinh “ngoài ngân sách” thu thêm học phí 90.000 đ (năm 2010) và 105.000 đ (năm 2011) đối với ngành kế toán và Quản trị kinh doanh khi chưa có văn bản đồng ý của Bộ GD&ĐT là sai qui định”.
Như vậy, đây là một việc làm nữa mà ông Trung cố ý làm trái các qui định của Nhà nước.
Nội dung tố cáo thứ tám: Điều chuyển khoa May và Thời trang từ cơ sở 1 ra cơ sở 2 làm thất thoát, lãng phí hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến uy tín của trường đối với Dự án “Đào tạo nghề Việt Nam” do Chính phủ CHLB Đức tài trợ. (Tòa nhà khoa May và Thời trang xây bằng nguồn vốn đối ứng của dự án, các phòng của tòa nhà được thiết kế và xây dựng theo tính năng của từng phòng như phòng cắt,, phòng thiết kế, phòng may…và được các chuyên gia nước ngoài tư vấn, thiết kế rất công phu như sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ điện…đến nay dự án chưa bàn giao nghiệm thu thì ông Hiệu trưởng đã ký quyết định chuyển ra cơ sở 2, trong khi đó tòa nhà cơ sở 2 là nhà điều hành, không phải nhà xưởng nên không có thiết kế mạng điện động lực, do vậy các thiết bị muốn hoạt động được thì phải tốn hàng tỷ đồng để lắp đặt mạng lưới điện mới…và thay đổi công năng sử dụng của tòa nhà này).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Việc chuyển 04 khoa: CNTT, Ngoại ngữ, Kinh tế, Công nghệ May và Thời trang ra cơ sở 2 nhằm để đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên là việc làm cần thiết để tránh lãng phí. Tổng chi phí vận chuyển khoa May từ cơ sở 1 ra cơ sở 2, số tiền là 649.090.770 đồng chứ không phải như nội dung tố cáo nêu là thiệt hại hàng tỷ đồng. Nội dung tố cáo không đúng”.
Việc Thanh tra Bộ đánh giá: việc chuyển khoa May ra cơ sở 2 là đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn, điều này đánh giá thiếu thực tiễn vì tại cơ sở 2 các điều kiện phục vụ đào tạo không bằng cơ sở 1. Đồng thời, Thanh tra Bộ đã bỏ lọt những chi phí lãng phí sau: Chi phí xây nhà xưởng May, chi phí chuyên gia… Mặt khác việc chuyển khoa May là vi phạm thỏa thuận riêng biệt giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Tái thiết Đức ngày 31/12/2004 cũng như thông tư 87/2010/TT-BTC qui định về việc quản lý và xử lý tài sản sử dụng vốn Nhà nước khi dự án kết thúc. Điều này không những làm lãng phí mà còn cố ý làm trái các qui định của nhà nước cũng như thỏa thuận quốc tế.
Qua những kết luận trên cùng với qui trình thanh tra, tôi tiếp tục tố cáo và chỉ rõ những dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chức vụ cố ý làm trái các qui định của Nhà nước (các tội phạm về chức vụ) của Ông Trần Trung, một lần nữa đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa làm rõ trách nhiệm trong các sai phạm nêu trên, đống thời kính đề nghị Cụ Lê Hiền Đức vì tinh thần đấu tranh chống tham nhũng hãy lên tiếng để đẩy lùi nạn tham nhũng, vì công lý, nhân quyền, tính minh bạch và liêm chính.
Tôi xin đảm bảo những tố cáo trên là đúng sự thật.
Tôi xin trân trọng cám ơn!

                                                                        NGƯỜI VIẾT ĐƠN



                                                                                    (Đã ký)

                                                                        Ngô Thanh Bình
ĐT: 0913.280.415
Email: ngobinh415@gmail.com

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nông dân Văn Giang lại đến Bộ tài nguyên môi trường.

 





  Sáng nay, bà con nông dân Văn Giang lại kéo đến Bộ tài nguyên môi trường tại phố Nguyễn Chí Thanh để tiếp tục yêu cầu Bộ trả lời bằng văn bản các nội dung đã đối thoại tuần trước.
 Trong buổi  đối thoại tuần trước, ông thứ trưởng của bộ và các cán bộ của nhiều ban ngành hầu như chỉ trả lời là sẽ trả lời bà con là gửi qua văn bản, còn trả lời như thế nào thì chưa rõ.







 Mời bạn đọc xem lại nội dung buổi làm việc, đối thoại tuần trước của nông dân Văn Giang và Bộ tài nguyên môi trường :


Nóng ! hơn 2 ngàn nông dân Văn Giang bao quanh bộ TNMT !

 Sáng nay, hơn 2 ngàn bà con Văn Giang đến bộ TNMT tại Nguyễn Chí Thanh để đối thoại với Bộ trưởng.

https://www.youtube.com/watch?v=w66nlFh3ibE&feature=player_embedded 
























Nhiều tháng nay, đã nhiều lần bà con tới bộ để yêu cầu được đối thoại với Bộ trưởng nhưng chỉ được các nhân viên nhận đơn từ và hứa chuyển, lịch tiếp bà con theo như cam kết của ông bộ trưởng trước Quốc hội                                                                      mới hôm rồi mới được thông báo.
 Trong hội trường làm việc của bộ hôm nay, các phóng viên của báo mạng chúng tôi cũng đang cập nhật tin tức để đăng tải.                 

 Chúng tôi đang tác nghiệp tại hiện trường, sẽ cập nhật tin tức để phục vụ bạn đọc.

Còn đây là nội dung cuộc " đối thoại" bên trong :

TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TNMT VÀ BÀ CON VĂN GIANG - Phần II


TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NGƯỜI DÂN VĂN GIANG

Phần Hai
7. Tại sao tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên liên quan đến quyết định 303/QĐ – TTg không được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ TN–MT bỏ qua, không báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ biết về thiếu sót này của UBND tỉnh Hưng Yên?
Ông Hiển cho rằng tất cả các dự án đổi đất lấy hạ tầng đều phải trình Chính phủ. UBND tỉnh Hưng Yên đã trình Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy, thường trực HĐND và UBND tỉnh thông qua
Luật sư Hải đã đề nghị ông Hiển nêu rõ văn bản nghị quyết của HĐND tỉnh vì theo Luật Đất đai phải được HĐND tỉnh thông qua việc bổ sung, sửa đổi kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm trước khi trình Chính phủ.
Ông Hiển có viện dẫn Thông báo 435 ngày 05/12/2003 của thường vụ tỉnh Hưng Yên về triển khai chủ trương, có nêu đã được thường trực HĐND thông qua.
Luật sư Hải cho rằng, thường vụ tỉnh ủy không làm thay chức năng của HĐND, thường vụ Tỉnh ủy không có trách nhiệm phải báo cáo cho Bộ TN-MT và Bộ TN-MT không có quyền và nghĩa vụ xem xét văn bản của thường vụ Tỉnh ủy. Nếu không thấy HĐND tỉnh có nghị quyết phải yêu cầu địa phương thông qua HĐND tỉnh trước khi trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
8. Dựa trên dự án khả thi nào đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (theo Điều 22 khoản 2 điểm a Luật Đất đai 1993 được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001), Bộ TN-MT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 742/QĐ-TTg?
Ông Hiển có viện dẫn 02 văn bản của UBND tỉnh Hưng Yên là QĐ 1430/QĐ-UB ngày 25/06/2004 phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng KĐT Văn Giang và QĐ 1431/QĐ-UB ngày 25/06/2004 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội.
Luật sư Hải: Thủ tướng không thể căn cứ 02 dự án do Tỉnh Hưng Yên phê duyệt để ra quyết định giao đất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản 3796 ngày 18/06/2004 đã khẳng định 02 dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nêu trên cần hoàn thiện thủ tục để trình Thủ tướng cho phép đầu tư. Tại thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, Bộ đã chỉ ra cần xem xét năng lực tài chính của Chủ đầu tư (tại thời điểm đó vốn điều lệ của chủ đầu tư không quá 70 tỷ đồng), và nhiều điểm khác mà Chủ đầu tư chưa đáp ứng. Đến thời điểm 30/6/2004, chưa thấy có dự án khả thi nào của Chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép đầu tư theo quy định của pháp luật. Dự án đường giao thông liên tỉnh (nối thị xã Hưng Yên – Hà Nội) là dự án xây đường quốc lộ, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT, chưa thấy ý kiến của Bộ GTVT về dự án này. Quy hoạch giao thông đường bộ toàn quốc đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 162/2002/QĐ-TTg  ngày 15/11/2012 và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 29/12/1999 (đã được Bộ GTVT cho ý kiến) đều không thấy nêu đường nối cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên, tức dự án đường đường bộ  trên trái quy hoạch và chưa được Bộ GTVT thẩm định.
Ông Hiển cho rằng Thủ tướng đã cho phép tỉnh Hưng Yên phê duyệt các dự án trên (tức ủy quyền cho phê duyệt dự án) theo công văn ngày 31/10/2003 của Thủ tướng (do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký). UBND tỉnh đã lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan như Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT. Bộ KH&ĐT chỉ là một ý kiến tham khảo, nhưng không phủ định được quyết định của Thủ tướng.
Luật sư Hải khẳng định, Thủ tướng cho phép Hưng Yên, nhưng phải làm theo quy định của pháp luật. Bộ KH&ĐT cơ quan có chuyên môn cao nhất về thẩm định các dự án đã  xác  định dự án trình lên chưa đủ khả thi. Dự án đường giao thông trái quy hoạch, cũng là trái pháp luật. UBND tỉnh không được tự ý quyết định những dự án quan trọng này, trái các quy định của pháp luật. Luật sư Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
9. Tại sao trong quyết định giao đất 742/QĐ-TTg không ghi rõ tên, địa chỉ người hoặc đơn vị được giao đất mà lại ghi chung chung là chủ đầu tư và giao cho UBND tỉnh Hưng Yên lựa chọn và quyết định Chủ đầu tư tức người được giao đất, thực chất là ủy quyền cho cấp dưới lựa chọn người được giao đất? Phải chăng Bộ TN-MT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định trái điều 25 Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) “Cơ quan có thẩm quyền giao đất… không được ủy quyền cho cấp dưới”?
Ông Hiển nhắc lại  Thủ tướng đã ủy quyền cho UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án tại công văn số 1495/CP-NN ngày 31/10/2003. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án ghi rõ Chủ đầu tư là công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Trong quyết định của Thủ tướng ghi chủ đầu tư tức Công ty Việt Hưng này.
Luật sư Hải cho biết quyết định của Thủ tướng không ghi tên và địa chỉ của công ty Việt Hưng. Tờ trình Thủ tướng của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 28/06/2004 có tiêu đề về việc thu hồi đất, giao cho (i) công ty Cổ phần và phát triển đô thị Việt Hưng  để xây dựng (ii) hạ tầng kỹ thuật KDT thương mại – du lịch Văn Giang và (iii) tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến – Khoái Châu). Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng trong nội dung không ghi chấp nhận nội dung (i) và (ii) của Tờ trình trên của tỉnh Hưng Yên, chỉ đề cập đến nội dung (iii), tức không phải chấp nhận toàn bộ đề nghị của tỉnh Hưng Yên trong Tờ trình. Và tại mục 1 Điều 2 giao cho tỉnh Hưng Yên lựa chọn và quyết định Chủ đầu tư, tức ủy quyền cho UBND tỉnh Hưng Yên giao đất cho Chủ đầu tư, trái Điều 25 Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) đã viện dẫn trên. Bộ TN-MT phải chịu trách nhiệm về việc đã tham mưu trái luật cho Thủ tướng Chính phủ.
Luật sư Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
10. Quyết định 742/QĐ- TTg đồng thời là quyết định thu hồi đất. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết trường hợp thu hồi đất này được áp dụng theo điều khoản nào của Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001)?
Ông Hiển: Căn cứ vào khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai đã được sửa đổi năm 2001; Điều 21, Điều 28 Luật Đất đai 1993.
Ông Sơn (người dân Văn Giang) : về nguyên tắc, phải thu hồi đất rồi mới giao, vậy Thủ tướng căn cứ vào đâu để giao đất?
Luật sư Hải: Ông  Hiển đã nhầm lẫn khi viện dẫn về thẩm quyền thu hồi đất. Chúng tôi yêu cầu ông làm rõ trường hợp thu hồi đất được áp dụng theo quy định nào của Luật đất đai 1993 ( áp dụng theo điều 26  hay điều 27 Luật đất đai và thuộc trường hợp nào trong các điều luật này?).  Luật sư Hải loại trừ áp dụng điều 26 (vì các trường hợp này không thuộc trường hợp của dự án KĐT Văn Giang), loại trừ trường hợp dự án phục vụ quốc phòng, an ninh theo Điều 27, chỉ còn trường hợp vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng.
Ông Hiển đã viện dẫn Nghị định 22/1998 ngày 24/4/1998 (Điều 1 khoản 2) và đưa ra quan điểm của cá nhân ông về dự án này là cả lợi ích quốc gia lẫn lợi ích công cộng. Về thắc mắc của ông Sơn, ông Hiển cho biết việc quyết định thu hồì đất đồng thời với quyết định giao đất có thể được quy định trong một văn bản.
LS Hải khẳng định không thể có lợi ích quốc gia trong dự án này. Còn lợi ích công cộng, Điều 58 Luật đất đai 1993 có quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng và trích dẫn điều luật này, không có trường hợp như trường hợp dự án KĐT Văn Giang.
Ông Hiển cho biết: Dự án này là dự án đổi đất lấy hạ tầng, đây là lợi ích công cộng. Trên một góc độ nào đó, lợi ích công cộng cũng là lợi ích quốc gia. Lợi ích công cộng khác với mục đích công cộng.
LS Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
11. Hiện những hộ dân vẫn giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) liên quan đến nhà đất bị thu hồi. Vậy giấy tờ này có giá trị không? Tại sao không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân? (Đề nghị trích rõ điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng).
Ông Hiển dẫn chiếu theo điểm e, mục 4, chương 4 Thông tư số 1990/2001 ngày 30/11/2001, giấy CNQSDĐ đã cấp cho diện tích đất đã bị thu hồi thì không còn giá trị.
Luật sư Hải:  Quy định trên không còn hiệu lực từ 01/07/2004 (thời điểm Luật đất đai mới có hiệu lực) và việc thu hồi đất trên thực tế diễn ra sau ngày này. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết văn bản nào quy định để giải quyết những trường hợp chuyển tiếp giữa 02 luật Đất đai mới và cũ. Đề nghị trích rõ điều khoản nào quy định không cần giao quyết định thu hồi đất cho từng người dân.
Ông Hiển: Chỉ Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 mới quy định có quyết định thu hồi đất cho từng người sử dụng đất, còn Luật đất đai 1993 không nói rõ quy định này.
Ông Sơn: Cần phải hiểu Điều 21 và Điều 28 Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi bổ sung những năm 1998, 2001) đã quy định QĐ thu hồi đất phải ghi rõ thu hồi đất cho từng người sử dụng đất. Ông Sơn cho biết trong một cuộc đối thoại với Thanh tra Nhà nước, Ông Lê Tiến Hào – Phó Tổng thanh tra có nói với bà con (chúng tôi có ghi âm): “Đây là kết luận của Thanh tra, ruộng vẫn làm, sổ đỏ vẫn có trong tay bà con, bà con không nhận tiền, ruộng vẫn thuộc bà con”.
Ông Hiển: Ông Hào nói thế nào chúng tôi không biết, Thông tư 01 ngày 13/4/2005  đã hướng dẫn việc này, ông đọc một quy định trong Thông tư này.
LS Hải: Thông tư này không nói đến vấn đề thu hồi đất mà không cần có QĐ thu hồi đất cho từng người sử dụng đất. Dự án đổi đất lấy hạ tầng được coi là 1 dạng đầu tư có nguồn vốn từ ngân sách, nên không thuộc điều chỉnh của đoạn ông Hiển vừa đọc (chỉ áp dụng đối với dự án không có nguồn vốn ngân sách).
Bà Đỗ Thị Dơi : Việc thu hồi đất ngay cả cán bộ xã đến năm 2006 cũng không biết, chúng tôi xin đề nghị ông sao văn bản trả lời cho chúng tôi.
Ông Hiển đồng ý sẽ trả lời bằng văn bản.
12. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết việc cưỡng chế thu hồi đất đai và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên tại Văn Giang có đúng quy định của Luật Đất đai không? (Nếu đúng, ghi rõ điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng).
Ông Hiển nói việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải của Bộ TN-MT. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự, thủ tục cưỡng chế mà phải theo luật khác. Ông Hiển còn cho biết, trước khi có vụ cưỡng chế này, Thủ tướng Chính phủ (cụ thể Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đã có thông báo kết luận, sau khi họp với các ban ngành trung ương và tỉnh Hưng Yên. Nếu bà con có khiếu nại gì về việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công thì thực hiện thủ tục khiếu nại tại Tòa án, tôi biết bà con cũng đang có khiếu nại tại Tòa. Hiện nay Thủ tướng đang giao cho Tổng thanh tra xem xét vấn đề này.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết các quyết định cưỡng chế không phải là quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo Luật đất đai, mà là cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt hành chính ( tức cưỡng chế phạt tiền, nếu có).
Luật sư Hải: Ông Hiển đã cho biết, các ban ngành đã họp, tức Bộ TN-MT đã tham gia tham mưu cho Chính phủ và địa phương, sau đó đã kiểm tra lại việc thực hiện ở địa phương nên phải biết rõ việc này, phải có chính kiến đúng sai, không thể nước đôi. Bộ TN-MT quản lý các vấn đề đất đai trên toàn quốc, trong đó có việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất, các nông dân mất đất đang chăm chú theo dõi quan điểm của Bộ TN-MT, vì vậy Bộ TN-MT cần tỏ thái độ dứt khoát.
Ông Đàm Văn Đồng (người dân Văn Giang) đã đưa một nội dung báo chí trong đó đăng ông Bộ trưởng Bộ TN-MT đã cử Thứ trưởng đi kiểm tra, nhưng không gặp người dân Văn Giang, song vẫn nói việc cưỡng chế, thu hồi đất là đúng. Ông Đồng đã lên tận bàn chủ tọa đưa tài liệu này cho ông Hiển.
Buổi đối thoại kéo dài đến 12h30’. Mặc dù vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ, bà con vẫn còn muốn đối thoại tiếp, nhưng luật sư Hải đã khuyên bà con tôn trọng thỏa thuận, tôn trọng Bộ TN-MT, những vấn đề thắc mắc sẽ kiến nghị bằng văn bản tới Bộ TN-MT, ông Hiển cũng đồng ý sẽ trả lời bằng văn bản tất cả những thắc mắc của luật sư cũng như của bà con Văn Giang.
Ông Hiển khẳng định sẽ cố gắng đáp ứng được lợi ích chính đáng của bà con nông dân Văn Giang, cho rằng buổi đối thoại này sẽ giúp ích cho Bộ TN-MT trong việc tham mưu cho Nhà nước những vấn đề liên quan đến đất đai, đặc biệt sắp tới Luật đất đai sẽ được sửa đổi toàn diện.
Sau đây là nhận xét chung của luật sư Trần Vũ Hải:
a- Đáng tiếc ông Bộ trưởng Bộ TN-MT đã không thực hiện cam kết trực tiếp đối thoại với người dân Văn Giang.
b-Bộ TN-MT  tỏ ra không chắc về mặt pháp lý nên không dám đưa ra văn bản phản hồi 12 nội dung kiến nghị của luật sư và bà con Văn Giang
c- Ghi nhận sự thiện chí của ông Thứ trưởng Bộ TN-MT trong việc điều hành buổi đối thoại và lắng nghe các ý kiến của luật sư và đại diện những hộ dân Văn Giang.
d-Tuy nhiên, ông Thứ trưởng đã lúng túng, có thể mới nhận nhiệm vụ về quản lý đất đai, nên chưa nắm chắc các văn bản cũ và mới về Luật đất đai.
Về những vấn đề cơ bản của buổi đối thoại:
(i) Thẩm quyền của Thủ tướng hay của Chính phủ trong việc quyết định những nội dung liên quan đến các quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg của năm 2004. Bộ TN-MT đã rõ ràng sai khi đưa ra một văn bản năm 2000 có nội dung không còn hiệu lực vào thời điểm đầu năm 2004 để biện minh Thủ tướng có thẩm quyền ra những quyết định này. Luật sư Trần Vũ Hải đã chứng minh có văn bản khác trong năm 2001 đã sửa đổi nội dung trên, quy định rõ thẩm quyền thuộc Chính phủ (không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng như quy định trước đây).
(ii) Về 02 dự án liên quan: rõ ràng 02 dự án (dự án KĐT Văn Giang và dự án đường bộ Hà Nội – Hưng Yên)  này không được coi là những dự án khả thi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đất đai. Hai dự án này trái với những quy hoạch về đất đai và giao thông đã được duyệt trước đó.
(iii) Việc không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân là rõ ràng vi phạm quyền sử dụng đất của người dân theo Hiến pháp và Luật đất đai, dẫn đến đương nhiên việc cưỡng chế thu hồi đất của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên là trái pháp luật vì không thể cưỡng chế công dân thực hiện một quyết định mà họ không được ghi tên là đối tượng phải thực hiện và không nhận được quyết định đó.
Các hộ dân đề nghị VPLS Trần Vũ Hải các bước tiếp theo:
  1. Yêu cầu Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản, nếu cần thiết tổ chức buổi đối thoại trong diện hẹp, nhưng cần công khai, có mặt báo chí.
  2. Do Bộ TN-MT cho biết, Thanh tra Chính phủ đang thụ lý vụ việc nên cần tiếp tục buổi đối thoại với Tổng Thanh tra
  3. Do vụ việc liên quan đến nhiều ngành, nên cần tiếp tục yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổ chức đối thoại giữa các hộ dân Văn Giang với các ngành liên quan để làm rõ các vấn đề liên quan đến từng ngành.
Các hộ dân hi vọng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ giải quyết dứt điểm vụ việc này, tránh các hộ dân tiếp tục bức xúc, khiếu kiện lên Quốc hội và Trung ương Đảng, khiến tình hình sẽ phức tạp thêm.
 Tễu blog - Phóng viên tự do ghi nhận từ trụ sở Bộ TN-MT vào ngày 21.08.2012


Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Công dân kêu cứu khẩn cấp !

                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            Độc lập – tự do – hạnh phúc
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi :ông Nguyễn Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi  :Công dân Lê Hiền Đức
Chúng tôi là 14 hộ dân gồm:
1.    Bùi Xuân Hợi – sinh năm 1959 – Công nhân nghỉ hưu – ĐT: 0914549945
2.    Nguyễn Đình Duy – sịnh năm 1963 – Công nhân đang nghỉ chờ chế độ - ĐT : 0912040879
3.    Đặng Văn Chiến – sinh năm 1959 – Công nhân nghỉ hưu – ĐT: 01665530557
4.    Nguyễn Văn Biên – sinh năm 1960 – Công nhân nghỉ hưu – ĐT: 0983149532
5.    Nguyễn Văn Sỹ - sinh năm 1965 – Công nhân 
6.    Đỗ thi Hải Yến – sinh năm 1976 – Công nhân
7.    Lương thị Thiềm – sinh năm 1975 – Công nhân
8.    Nguyễn Tiến Thành – sinh năm 1977 – Công nhân - 0983714057
9.    Nguyễn Thị Hương – sinh năm 1972 – Công nhân
10. Đào thị Lan – sinh năm 1966 – Công nhân
11. Nguyễn Đình Quang – sinh năm 1978 – Công nhân
12. Đỗ Văn Giáp – sinh năm 1974 – Công nhân
13. Đỗ Hùng Tiến – sinh năm 1961 – Công nhân nghỉ hưu – ĐT: 0989977948
14. Nguyễn Văn Dũng – sinh năm 1965 – Công nhân
Địa chỉ : Tại khu tập thể xưởng sửa chữa Công ty Đường 126 thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I – Bộ Giao thông vận tải
 Tổ dân phố 22 – Thị trấn Đông Anh – Hà Nội
Chúng tôi làm đơn này kêu cứu tới ông Tổng thanh tra Chính phủ và công dân Lê Hiền Đức lên tiếng cứu giúp chúng tôi. Cụ thể sự việc như sau:
- Khu đất xưởng sửa chữa được sử dụng từ năm 1984 đến nay, trong đó có 3 dãy nhà tập thể lãnh đạo bố trí cho công nhân ở.
Qua nhiều năm nhà cửa sập xệ, chúng tôi đã tự bỏ những đồng lương ít ỏi ra để sửa chữa ổn định cuộc sống.
Từ năm 2004. ông Nguyễn Đại Liêm về làm Giám đốc, cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn rơi vào ngõ cụt, công ăn việc làm không có, lương bổng bấp bênh, chúng tôi đã phải tự đi làm ở ngoài để lấy cơm ăn, áo mặc. Cuộc sống không dừng lại ở đó, còn tồi tệ hơn là, vào ngày 5 tháng 11 năm 2010, ông Liêm đột ngột ra quyết định đòi nhà của chúng tôi đang ở vì lý do công ty làm ăn thua lỗ, yêu cầu đúng ngày 25 tháng 11 năm 2010 tất cả phải ra khỏi nhà để công ty lo trả công nợ. Chúng tôi vô cùng hoang mang, không biết phải đi đâu, về đâu. Chúng tôi làm đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng.
- Theo chúng tôi được biết: Ngày 25/7/2000, sở địa chính Hà Nội ký hợp đồng số 145-245/ĐC-NĐ-HĐTĐ cho công ty Đường 126 thuê 5400m2 đất nói trên với thời hạn sử dụng 20 năm. Trong hợp đồng nêu rõ: “không được cầm cố thế chấp dưới bất kỳ hình thức nào”.
Tuy nhiên, tháng 6/2004, ông Nguyễn Đại Liêm dùng tài sản này mang đi cầm cố tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh NHCT Đông Anh (hợp đồng số 60/HĐTC ngày 9/6/2004). Tại điều 4 hợp đồng này cũng nói rõ: “Không được bán tài sản thế chấp, trao đổi, tặng, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ…”
     Trong khi hợp đồng cầm cố thế chấp với Ngân hàng đang còn hiệu lực thì năm 2008, ông Liêm ký tiếp hợp đồng cho một số tổ chức, cá nhân (ông Hùng, ông Dũng, ông Kỳ) thuê đất làm xưởng với thời hạn 10 năm.
-        Năm 2010, lấy lý do công ty làm ăn thua lỗ, không trả nợ được Ngân hàng, ông Liêm đã làm công văn đề nghị Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp phát mại tài sản là nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng 5400m2 đất để giải quyết công nợ.
-        Chỉ có 2 đơn vị tham gia đấu giá tài sản này và Công ty cơ khí chính xác Thúy Hùng (thực chất là của ông Hùng, ông Dũng, ông Dũng, ông Kỳ và ông Liêm – do bà Bích vợ ông Liêm đứng tên) chung nhau đã trúng với giá dưới 1 triệu đồng/m2/tổng số 4580m2.
-        Từ tháng 11/2010 đến nay, ông Liêm liên tục đuổi 14 hộ gia đình chúng tôi ra khỏi nhà để bàn giao cho chủ sở hữu mới là Công ty Thúy Hùng.
-        Việc làm vô nhân đạo của ông Nguyễn Đại Liêm gây bức xúc và phẫn nộ với toàn thể công nhân công ty Đường 126, cùng cực nhất là 14 hộ gia đình với hơn 60 con người luôn sống trong sự hoảng loạn, sợ hãi về tinh thần, luôn bị công ty (Thúy Hùng) mua đất xưởng đe dọa. Họ cho đầu gấu vào xây cổng chắn lối đi, ra vào phải đi qua cổng của họ. Thậm chí họ còn cho cả đầu gấu vào sống tại khu tập thể để quấy phá ngày đêm.
-        Chúng tôi đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết thì liên tục công ty Thúy Hùng cho đầu gấu vào đập phá. Chúng phá toàn bộ cổng, tường bao cũ, phá nhà vệ sinh của khu tập thể. Đỉnh điểm là ngày 23/12/2011, một nhóm đầu gấu tiếp tục phá dãy nhà tập thể trong đó có gia đình nhà bà Bình đang sinh sống, trong đó có mẹ già và 2 con nhỏ.
-        Tàn bạo hơn nữa, ngày 16/7/2012, vào lúc 11h, một nhóm đầu gấu vào dỡ mái nhà bà Bình. Ngày 27/8/2012, nhóm côn đồ lại tiếp tục đập phá và có ý định dỡ nhà ông Hợi – một công nhân lâu năm của công ty. Ông Hợi có ra can thiệp thì chúng hẹn đến ngày Thứ hai 30/7/2012 phải tự dỡ nhà, nếu không chúng sẽ vào đập phá.
-        Ngày 28/7/2012, đầu gấu lại tiếp tục vào quấy phá và mang toàn bộ lưới thép bao vây toàn bộ khu tập thể như một ấp chiến lược “nội bất xấp, ngoại bất nhập”. Sáng ngày 30/07/2012 Công ty Thúy Hùng cho người đổ keo 502 vào tất cả các ổ khóa cửa nhà của các hộ dân. Trưa ngày 31/07/2012, chúng cho đầu gấu vào đập phá nhà ông Hợi trong khi gia đình ông Hợi đi vắng, các hộ dân xung quanh đã báo công an khu vực và gọi 113, nhưng khi công an xuống hiện trường thì chúng vẫn ngang nhiên phá rỡ, mà không hiểu sao công an chỉ đứng nhìn. Chúng còn làm những hành động đê hèn đối với gia đình ông Thành là nhiều đổ phân người trộn dầu thải và mắm tôm hắt vào nhà . Đến ngày 13/8/2012, công ty Thúy Hùng dán thông báo vào cửa nhà ông Thành là ngày 21/8/2012 sẽ phá gian nhà tập thể mà gia đình ông Thành đang sinh sống. Đây là hành động uy hiếp tinh thần gia đình ông Thành, thể hiện bản chất côn đồ, coi thường pháp luật của những kẻ có tiền.
-        Trong thời gian gần hai năm từ khi sự việc xảy ra, chúng tôi làm đơn trình báo cơ quan sở tại nhưng không được giải quyết trong khi chúng tôi sống rất gần với các cơ quan công quyền của huyện Đông Anh. Chúng tôi không hiểu bàn tay nào, thế lực nào đã bị đồng tiền che lấp, cướp đi nơi ăn chốn ở của chúng tôi.
-        Thời gian gần đây khi thông tin đại chúng đưa tin có 02 con Vooc trong Tây Nguyên bị giết , Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thỉ cho cơ quan chức năng truy bắt kẻ phạm tội đến cùng và chịu sự trừng phạt của pháp luật, mà đây chúng tôi là 14 hộ gia đình gồm 60 con người (người già nhất 84 tuổi, cháu nhỏ nhất 11 tháng tuổi) mà đang bị hàng ngày hàng giờ sống trong hàng rào dây thép của những kẻ có tiền. Những kẻ đã ngày đêm gây nên tội ác đối với 14 hộ gia đình chúng tôi không hiểu lý do gì mà vẫn nhởn nhơ trước sự làm ngơ của chính quyền nơi sở tại.
-        Vì vậy, chúng tôi làm đơn này khẩn thiết gửi tới Thanh tra Chính Phủ và Bà Lê Hiền Đức đứng ra bảo vệ tài sản của nhà nước, công thổ quốc gia và tính mạng của những dân lành vô tội.
     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
                                                                 Đông anh, ngày 24  tháng 8  năm 2012
                                                                                    Những người làm đơn
                                                                14 hộ dân đã nhất trí


Mới-Nhà ông Thành đang gặp nguy hiểm.


Mời bạn đọc xem clip côn đồ phá nhà sỹ quan quân đội trước mặt tổ trưởng dân phố :

http://www.youtube.com/watch?v=BLlMdQPpFDI&feature=youtu.be


  



Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

TÔI QUYẾT "PHẢN CÁCH MẠNG" ĐẾN CÙNG


27/8/2012


Sau việc tôi lên tiếng về vụ cướp, đầm tôm của anh Đoàn văn Vươn, ngày 5/1/2012 là tiếp nối tới việc lăn lộn cùng bà con nông dân Văn giang quyết đòi lại công bằng và đất đai bị cướp trong ngày 24/4/2011 kinh động lương tâm cả nước và thế giới.
Chính vì việc này, tôi phải cùng với nhân dân Văn giang dự cuộc đối thoại ngày 12/4/2012 với các cơ quan liên ngành do Thanh tra Chính phủ tổ chức. Rồi các buổi sát cánh với nhân dân Đắc nông, Đồng nai, Dương nội, Bắc ninh đến thanh tra chính phủ,mặt trận tổ quốc..v...v...
Có lẽ tất cả những sự kiện đó đã làm họ cay cú và là nguyên nhân dẫn đến vụ tôi bị hành hung ở sở 4T Hà nội. 
Thêm vào đó, tôi thường đi đầu trong đoàn người xuống đường diễu hành thể hiện lòng yêu nước,phản đối Trung quốc ngang nhiên xâm chiếm biển đảo,lên tiếng bảo vệ ngư dân Việt nam đã làm cho "họ" hết chịu nổi và họ đã tìm mọi cách hèn hạ tách  nhân dân ra khỏi tôi.
Họ đạo diễn cho đăng 2 bài báo vu khống bôi nhọ tôi trên hai tờ Hà nội và báo kinh tế dô thị.
Họ còn cố công dựng chuyện cho truyền hình Hà nội bôi nhọ tôi,(mặc dù trước đó không lâu họ đã từng phỏng vấn rồi đưa lên báo chí,truyền hình  để ca ngợi tâng bốc tôi ...v..v...)
Những toan tính và chiêu trò thâm độc, hạ tiện trong nghề truyền thông vong nô nhằm xuyên tạc về tôi và kết quả sau đó cho thấy họ rất LẦM khi hòng "TÁCH" dân ra khỏi tôi.
Không những dân không rời khỏi tôi mà ngược lại dân càng đến với tôi nhiều hơn nữa.Báo chí nước ngoài nói vui là: "Họ không bôi nhọ được cụ Hiền Đức vì càng bôi nhọ cụ, tên tuổi cụ càng sáng ngời. Vì cụ đã như viên ngọc,càng bôi bẩn thì ngọc càng sáng hơn,càng long lanh hơn, đối nghịch với cái xấu xa của những kẻ bôi bẩn cụ".
Có báo nói: "Người ta đã vô tình quảng cáo không công cho cụ Hiền Đức".
Với tôi, những chuyện ca ngợi,hay bôi nhọ cũng chẳng đáng làm cho tôi bận tâm lắm. (Tôi vẫn luôn nhớ câu thơ ghi trên màn hình máy tính của tôi từ lâu nay rồi:

    "Bậc trí như vách đá
     Gió cường nộ, chẳng lay
     Lời tán dương,phỉ báng
     Không thể gợn đôi mày."

bởi 1 lẽ đơn giản: Nghĩ về DÂN, lo cho DÂN là Lẽ sống của tôi...tôi làm việc không vì danh, không vì tiếng tăm mà đơn giản: tôi thương dân tôi. Dân tôi đã quá khổ từ lâu rồi.
Tôi cũng chẳng muốn nói những chuyện này,nhưng gần đây tôi hay  nhận được những cuộc điện thoại từ bà con các nơi gọi đến.
Thí dụ:
Bà Tường là 1 người dân ở Đông ngạc, huyện Từ liêm Hà nội gọi đến hỏi thăm nói với tôi rằng: "Cụ ơi! chúng nó bảo cụ Hiền Đức bị “quản thúc, nhân dân ai mà đến gặp cụ thì công an bắt đấy”....
Ông Dân ở Tây ninh gọi điện nói:"Cụ ơi, chúng bảo cụ bị bắt sau khi đi biểu tình, sắp đưa ra Tòa án xử cụ đấy,Chúng con thương cụ quá và cũng không hiểu vì sao mà cụ bị Tòa án xử ? Chúng nó nói: "Nếu người dân nào liên lạc với cụ Hiền Đức, công an sẽ bắt ngay..v...v..
Và còn nhiều người dân khác nữa như bà con ở An giang, Long an thì gọi cho tôi nói rằng:"Cụ ơi, sao chúng nó lại bảo là cụ “Phản cách mạng đã rõ ràng”?
Rồi còn nhiều thông tin rất buồn cười nữa ...
Tôi muốn nói một điều với họ rằng: Nếu vì dân, thương dân, đấu tranh chống tham nhũng cho một xã hội lành mạnh mà bị coi là “phản cách mạng” thì tôi quyết Phản cách mạng đến cùng.
Chỉ tiếc cho chúng rằng:
Chúng muốn: TÁCH dân ra khỏi Tôi đã không được,mà ngược lại dân càng biết đến tôi,càng tìm tôi, càng thương mến tôi hơn nhiều.
Thật nực cười những chiêu trò của chúng.
Tôi lại nhớ câu nói của một tờ báo nước ngoài khi biết tin tôi bị bôi nhọ: "NGƯỜI TA QUẢNG CÁO KHÔNG CÔNG CHO CỤ HIỀN ĐỨC ĐẤY".
Còn bà con biết chuyện tôi thì nói vui:
GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG
Còn nhiều chuyện nực cười nữa trong cái việc hèn hạ của chúng nó. Nhưng tôi phải tạm dừng ở đây, vì điện thoại của dân lại gọi đến kêu cứu…
Chỉ xin nói thêm một chuyện nữa, vào ngày bà con nông dân Văn giang đến nhà đài VOV để thăm hỏi 2 nhà báo bị công an Hưng yên đánh trọng thương trong vụ ECOPARK, tổng công ty VNPT tự ý khóa máy điện thoại của khách hàng là tôi trong 7 tiếng đồng hồ từ 9 giờ sáng  đến 16 giờ ngày 4/6/2012, (khi dân Văn giang đã ra về họ mới khôi phục lại điện thoại của tôi).
Thật không còn gì để nói về những hành động quá bỉ ổi của chúng.
Xin các bạn tiếp tục theo dõi những chuyện xảy ra xung quanh vụ cụ bà Lê Hiền Đức bị bôi nhọ nhằm làm một công việc tốn kém tiền dân và vô ích là: tách cụ ra khỏi nhân dân.

Ghi theo lời cụ Lê Hiền Đức