Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Giải tỏa dân khiếu kiện ?


 

   LHĐ :  Báo Thanh tra có thể đã viết không đúng sự thực, ông Nguyễn Hồng Điệp thì được dân khiếu kiện rất quý mến, chỉ có ông Phan văn Hải - trưởng phòng tiếp dân-  là bị dân chửi rất nhiều, ném cả vỏ chuối vào mặt.  


  Báo chí và các cán bộ cần phát ngôn có văn hóa, đúng luật và có đạo đức, trách nhiệm. Nói giải tỏa dân khiếu kiện là ăn cháo đá bát, không có người dân nào rỗi hơi đi khiếu kiện cho vui cả. Hãy làm đúng trách nhiệm của mình và theo qui định của pháp luật, công khai minh bạch.

  

http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/60961/temidclicked/2/seo/Giai-toa-hang-chuc-doan-dong-nguoi/Default.aspx

 Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước: Giải tỏa hàng chục đoàn đông người 


Tin về dân oan Ngọc Anh bị công an Hà nội bắt cóc, đánh đập.

 Sáng nay, các dân oan vừa gửi ảnh chụp cô Ngọc Anh đang nằm tại viện Xanh paul Hà nội cho tôi, nhờ đăng tải.
 Hiện cô Ngọc Anh bị tổn thương não trong, vẫn liên tục ói mửa, các dân oan đang chăm sóc cô tại bệnh viện.

Bác sỹ Tuấn dứt khoát yêu cầu nộp tiền, chụp lại mới cấp cứu. 

Bệnh án bị dấu đi, không để ở đầu giường như những bệnh nhân khác.



 Dân oan đang chăm sóc cô Ngọc Anh


     Sau khi bắt cóc cô cùng với hơn hai chục người, tống vào trại bên Đông Anh, đánh cô Ngọc Anh, hành hạ mọi người thì họ đã tống cô vào viện đa khoa Đông Anh như tôi đã đưa tin, có cả clip quay phỏng vấn cô tại bệnh viện.
 Hôm qua cô bị nặng hơn và họ sợ cô chết nên đã chuyển cô về bệnh viện Xanh Paul để điều trị.
 Đây là một việc làm rất mờ ám, thất nhân thất đức của công an Hà nội đối với công dân từ Vũng Tàu đi khiếu kiện tại Hà nội. Chúng ta cần nên án và đưa ra công luận, tố cáo hành vi bỉ ổi của họ, khởi kiện họ sau khi có đầy đủ chứng cứ.
 Đề nghị báo chí trong và ngoài nước tới gặp cô Ngọc Anh và các dân oan có mặt tại đó để phỏng vấn, tố cáo tội ác của các công an Hà nội, yêu cầu đưa họ ra trước  công luận toàn Thế giới.


Chị Ngọc Anh tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
 Công dân của một Đất nước như thế nào mà ra nông nỗi này ? mời các ông bà đại biểu Quốc hội xem giùm.



Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Kính chuyển anh Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng giáo dục.

 Yêu cầu anh xem xét, trả lời bằng văn bản, tôi sẽ đăng lên trang Lê Hiền Đức sau một tuần về kết quả xử lý, trả lời của Bộ giáo dục.

 Lê Hiền Đức.

Yên Bình dậy sóng

Theo báo Lao động
Ở huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, cùng lúc người ta đòi “đuổi” 80 giáo viên vô tội ra khỏi biên chế nhà nước, “tống” nhiều người khỏi bục giảng vĩnh viễn khi họ mới vừa tốt nghiệp sư phạm.
Nhiều người trong số đó đã phải lo lót, bỏ mấy chục đến cả trăm triệu đồng ra để “chạy” đi dạy học tít rừng xanh núi đỏ. Chưa hết, huyện này còn nhận “thừa” đến hơn 300 trường hợp vào các hợp đồng, tuyển dụng, biên chế để rồi… tự tin đòi thải loại.

Một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKTTU) Yên Bái thở dài nói với tôi: Có cô giáo chạy 40 triệu, có cô mất tận 120 triệu đồng, bán cả đàn lợn con, lợn nái, bán cả trâu bò đi để chạy, “quá là”chị Dậu trong “Tắt đèn”. “Người ta” đã làm liều đến mức càng điều tra tôi càng dựng tóc gáy lên, nhà báo ạ.

Sáng 10.11.2012, sau quá trình dài thuyết phục, chúng tôi đã được các cô giáo “hóa trang” cho, cài vào tham dự một cuộc “đối thoại” nảy lửa giữa 80 giáo viên mầm non sắp bị đuổi ra khỏi biên chế với Chủ tịch UBND, cán bộ các phòng nội vụ, giáo dục huyện Yên Bình. Có lẽ không thể ngờ có nhà báo đến “dự”, nên chân tướng của lối ứng xử nhẫn tâm với các “kỹ sư tâm hồn” bộc lộ khá rõ ràng. Họ đã nhận tiền “của đút” để “ban ơn” các suất biên chế, hợp đồng; rồi họ ban ơn để cho các nhà giáo được gặp và đối thoại với cung cách tổ chức hết sức luộm thuộm, mà sự cãi vã phủ dụ cũng úi xùi lắm. Tôi thấy chưa bao giờ danh dự nhà giáo lại bị coi rẻ như thế.

Dân Văn Giang khiếu nại bộ TNMT


Đơn khiếu nại Bộ Tài nguyên & Môi trường của nông dân Văn Giang

Posted by basamvietnam  
Về hành vi hành chính soạn (thẩm định), ký và gửi nội dung Tờ trình số 14/TTr-BTNMT ngày 12/3/2004 và Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/6/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ TNMT ký thay mặt Bộ trưởng  Bộ TNMT 

ĐƠN YÊU CẦU LẦN CUỐI CÙNG


ĐƠN YÊU CẦU LẦN CUỒI CÙNG

 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập  -  Tự do  -  Hạnh phúc

ĐƠN  YÊU CẦU LẦN CUỒI CÙNG: CÁC ÔNG LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, QUỐC HỘI, MTTQ VÀ CHÍNH PHỦ PHẢI KẾT LUẬN VÀ XỬ LÝ VIỆC UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT ĐỂ TRẢ LẠI SỰ CÔNG BẰNG VÀ NHỮNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO CÔNG DÂN.
Bình Dương, ngày  15   tháng  10  năm 2012
Kính gởi:   Ô. NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VN
Ô. TRƯƠNG TẤN SANG CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VN.
Ô. NGUYỄN SINH HÙNG, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI  CHXHCNVN.
Ô. HUỲNH ĐẢM, CHỦ TỊCH UBMTTQVN.
Ô. NGUYỄN TẤN DŨNG, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHXHCNVN.
Chúng tôi ký tên dưới đây là những hộ dân cư ngụ tại TP Thủ Dầu Một, có đất đai đã bị UBND tỉnh Bình Dương cưỡng chế thu hồi trái pháp luật: đất chúng tôi có quyền sử dụng hợp pháp từ 20 tới 50 năm; vào năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương lập dự án quy hoạch làm khu liên hợp, đến 1-9-2005  mới được Chính phủ phê duyệt nhưng từ 2004 đã ra quyết định thu hồi để giao cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác; đến năm 2009 chính quyền huyện, thị xã mới ban hành quyết định bồi thường cho chúng tôi, mà lại áp dụng giá bồi thường đã được UBND tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 2003; Thu hồi đất thì căn cứ vào Luật đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ nhưng bồi thường đất (sau khi có quyết định thu hồi 4 năm) lại căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ để tính giá bồi thường; trong các quyết định bồi thường, ngoài việc tính giá chỉ bằng 3% giá đất trên thực tế, việc đền bù còn thiếu sót về diện tích đất và tài sản trên đất; Do những việc làm đó trái với pháp luật hiện hành nên chúng tôi không nhận tiền giao đất. Chính quyền lại ban hành quyết định và tổ chức cưỡng chế lấy đất của chúng tôi. Sau khi cưỡng chế lấy đất, lần lữa mãi không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cho chúng tôi đúng theo Luật khiếu nại tố cáo, mãi đến tháng 7-2012 sau khi chúng tôi có đơn yêu cầu Thủ tướng xử lý việc tỉnh Bình Dương vi phạm Luật khiếu nại tố cáo, thì tỉnh mới ban hành một số quyết định, trong đó họ cho rằng các quyết định thu hồi, bồi thường và cưỡng chế của tỉnh, huyện là hoàn toàn đúng quy định luật pháp, họ thu hồi đất trước khi đề án quy hoạch được Chính phủ phê duyệt là làm theo sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Liên  tục từ năm 2003 đến nay, chúng tôi đã gởi hàng ngàn đơn, kèm theo hàng trăm ký tài liệu chứng từ; từ thỉnh nguyện, đến khiếu nại, tố cáo, rồi kêu cứu, kêu cứu khẩn cấp… tới chính quyền địa phương, rồi đến các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương như Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Ban Bí thư trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Đảng, Ban Chỉ đạo chống tham nhũng trung ương…, đến lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam.
Chính quyền địa phương thì lần lữa mãi không chính thức giải quyết, cho đến khi chúng tôi gởi đơn yêu cầu Thủ tướng xử lý thì mới ra quyết định cho rằng các quyết định thu hồi, bồi thường và cưỡng chế của họ đều đúng pháp luật. Còn các cơ quan trung ương thì hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Báo Đại Đoàn Kết sao lại ra nông nỗi này ?

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Đây, kiểm sát và tòa án làm ăn đáng khen chưa ?


Hắn phải ra tòa, hoặc là tôi đi tù về tội vu khống.

2. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện kiểm sát Thanh Trì chuyển đơn kiện cho cơ quan người bị kiện giải quyết

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
.
Thứ 6 ngày 9/11/2012, tôi đến Viện kiểm sát Thanh Trì và đã kể ở bài viết 1. Tại Viện Kiểm sát Thanh Trì sáng 9/11/2012.
Sau đó liên tiếp 4 lần, tôi tiếp tục đến Viện kiểm sát Thanh Trì.
Sáng thứ 7, nghĩ rằng cơ quan chỉ nghỉ 1,5 ngày cuối tuần như bên ủy ban nên tôi đến nhưng không làm việc
Thứ hai đến, bảo vệ gọi điện cho cô Hương, xong nói với tôi là cô ấy đi khám bệnh.
Thứ ba, 13/11, tôi lại đến.

Chuyện hôm thứ ba, 13/11:

Cô Hương là người tiếp dân đi vắng. Cô gái cùng phòng nói là cô sang bên công an. Tôi trông thấy Đỉnh (là người thụ lý hồ sơ của tôi) liền bám theo vào phòng cậu ta. Cậu ta bảo, hồ sơ của chú đã chuyển về Thi hành án Thanh Trì và việc này cháu không theo dõi nữa, cháu giao lại cho cô Hương rồi. Chú gặp cô Hương mà hỏi.
Tôi tiếp tục phản đối cách làm việc của Viện kiểm sát Thanh Trì.
Không còn cách nào, tôi liền lên tầng 2 tìm đến phòng Viện trưởng. Lúc này cửa mở. Tôi đứng cửa, nhìn vào không có ai nên quay ra. Ngay lúc đó có một ông từ phòng bên sang hỏi:
-    Anh tìm ai?
-    Tôi tìm Viên trưởng.
-    Anh có việc gì?
-    Tôi có đơn kiện nhưng hơn 1 năm rồi Viện không trả lời tôi. Cô Hương bảo cậu Đỉnh giải quyết, cậu Đỉnh lại bảo việc này do cô Hương giải quyết nên không biết thế nào, chỉ còn cách gặp Viện trưởng để hỏi.
-    Nếu anh muốn gặp Viện trưởng thì anh đăng ký với cô Hương, chúng tôi sẽ hẹn anh thời gian cụ thể.
-    Vâng, nếu cô Hương nói thế thì tôi đã không lên đây. Nhưng hôm trước tôi bảo cô ấy cho gặp Viện trưởng nhưng cô ấy chỉ bảo Viện trưởng không có ở cơ quan chứ cô ấy không hướng dẫn tôi đăng ký.
Tôi hỏi 2 lần:
-    Thế anh là Viện trưởng à?
-    Không. Tôi ngồi phòng bên thấy anh vào thì tôi ra hỏi thôi.
Cậu bảo vệ vội chạy lên, có vẻ sợ hãi vì đã để tôi lên tận phòng Viện trưởng.
Tôi xuống cầu thang, ông này cũng xuống luôn. Ông vào phòng làm việc của cô Hương hỏi cô Hương đi đâu? Rồi ông nói to: “Gọi cô Hương về ngay làm việc với khách”. Ông chỉ vào một phòng, nhìn cách sắp đặt, tôi chắc là phòng họp, bảo tôi:
-    Anh vào đây chờ, sẽ có người tiếp.
Cậu Đỉnh thấy thế nhanh nhẹn chạy vào rót nước mời tôi uống. Được vài câu thì cậu ta xin phép về tiếp tục làm việc. Tôi hỏi ông ấy là Viện trưởng à? Cậu ta bảo vâng. Tôi lại hỏi tên, cậu ta bảo tên là Nghĩa
Ông Nghĩa nói với tôi ôn tồn và phong cách có vẻ đàng hoàng, tự tin. Có điều tôi không hiểu nổi tại sao tôi đã đến tận phòng ông, đã gặp ông ở cửa phòng trong khi ông không có vẻ bận, không phải tiếp ai mà ông vẫn cứ yêu cầu tôi gặp cô Hương đăng ký để gặp ông theo cái qui định miệng mà lúc ấy tôi mới biết.
Một mình ngồi trong phòng không tiện, tôi lại ra ngoài chờ. Cậu bảo vệ cau có trách tôi rằng, cháu đã bảo chú chờ cô Hương, chú lại tự động lên trên ấy.
Tôi nói:
-    Chú không cáu thì thôi, mày lại cáu với chú à? Không ai nhận trách nhiệm thì chú không gặp ông ấy thì gặp ai? Chỗ ấy thiêng lắm à? Mai mày đặt cái biển cấm vào phòng Viện trưởng thì chú sẽ không vào nữa.
Tôi quyết định chờ cô Hương, lúc đứng trong sân cơ quan, lúc ra ngoài cổng. Cậu Đỉnh liền gọi tôi ra quán nước lấy 2 cốc nước chè rồi cậu ta bảo cháu phải về làm nốt việc, cháu bận lắm. Mà bác chờ làm gì, tuổi cao, trời lại lạnh thế này.
Tôi phàn nàn với cậu ta về thái độ cậu bảo vệ. Cậu ta bảo:
-    Thế nên nó mới làm bảo vệ.
Rồi cậu bảo:
Bác cứ ngồi đây uống nước, cháu trả tiền rồi. 11 giờ bác hãy vào nhé.
Nói chung những lần tôi gặp, thái độ cậu này rất vui vẻ, lễ độ. Nhưng lối làm việc của cậu thì chán quá. Có nhiều lần tôi gọi điện cho cậu ấy nhưng không thấy bắt máy. Tôi hỏi lại thì cậu bảo cháu bên công an nên bị phá sóng không nghe được(!?)
Việc khách đến làm việc phải qua thường trực là đúng. Có điều là cậu bảo vệ bao giờ cũng phải vào hỏi ý kiến cô Hương là người được cử tiếp dân (và không có ai khác) chứ không cho khách vào thẳng phòng làm việc. Những lần cô Hương đi vắng, tôi hỏi ngoài cô Hương ra, còn ai có thể làm việc với tôi, cậu ta bảo chỉ mỗi cô Hương thôi.
Tôi chờ đến hơn 11 giờ, cô Hương cũng chẳng thấy đâu. Hóa ra, ông Viện trưởng bảo gọi cô Hương về ngay cũng chỉ là nói để cho tôi nghe.
Đành về.

Chuyện hôm thứ tư, 14/11/2012:

Vì chỉ có mình cô Hương mới có thể làm việc với tôi nên tôi đành tìm cách gặp cô ta cho bằng được nên hôm sau tôi lại đến. Lần này thì cô không đi đâu. Cô nhắn cậu bảo vệ bảo tôi đợi. Cậu bảo vệ mở khóa phòng tiếp dân nhưng không mở cửa. Tôi đứng chờ cô Hương ở sân.
Tôi đợi cũng không lâu lắm. Đây là lần thứ 2 cô tiếp tôi ở phòng tiếp dân. Đó là một gian phòng ít khi được sử dụng. Phòng u ám, hôi hám và bụi bặm. Những lần khác thì cô ta tiếp tôi ngay tại phòng làm việc của cô. Lúc có ghế thì tôi kéo ghế ngồi, không có thì tôi đứng trình bày.
Phòng tiếp dân của Viện kiểm sát Thanh Trì
Làm như không biết gì, cô Hương hỏi tôi mục đích đến làm việc. Tôi nói 3 mục đích:
1.    Hỏi về bản yêu cầu khởi tố của tôi, Viện kiểm sát đã giải quyết ra sao;
2.    Gửi đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu khởi tố của công dân (lần 2, không kể bản yêu cầu khởi tố);
3.    Đăng ký gặp Viện trưởng.
Cô nói lại cho tôi nghe lần nữa là đơn đã chuyển đến thi hành án Thanh Trì giải quyết. Tôi cũng lại lần nữa phản đối lối làm việc của Viện Kiểm sát. Tôi bảo tôi không thể tưởng tượng nổi trình độ của Viện kiểm sát Thanh Trì lại như thế, tôi nghĩ ở đây phải là toàn những người có bằng cử nhân luật cả.
Tôi nghi ngờ, hay chỉ có kiểm sát viên thường mới có trình độ và lối làm ăn như thế, bèn hỏi:
-    Việc chuyển đơn của tôi đến Chi cục Thi hành án Thanh Trì có phải là tự ý cậu Đỉnh hay cậu ta làm theo chỉ đạo?
-    Không, làm sao anh ấy dám làm như thế.  Phải có chỉ đạo chứ.
-    Vậy là Viện trưởng chỉ đạo chuyển đơn kiện cho cơ quan người bị kiện giải quyết? Nên nhớ đơn tôi là yêu cầu khởi tố chứ không phải là đơn khiếu nại. Tôi không thể ngờ Viện kiểm sát Thanh Trì lại làm việc bừa bãi đến như thế.
(Lần làm việc trước đây, cô Hương cho tôi biết, tên Cao Thị Minh Hằng đã lên phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Thanh Trì. Khi phá nhà cướp đất của tôi, hắn là chấp hành viên)
Cô lại bảo hình như đơn khởi kiện đối với cán bộ thi hành án là theo qui định khác chứ không theo qui định chung mà là phải gửi lên Tòa án tối cao. Tôi nói:
-    Dù là ai thì khi phạm tội cũng phải tuân theo Luật. Tôi không tin có qui định dành riêng cho cán bộ thi hành án khi phạm tội. Bộ luật hình sự đã qui định rõ tội ra quyết định trái luật và nhiều tội khác mà tên Hằng phạm phải. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng qui định rõ trình tự tố tụng như thế nào. Vậy cô cho tôi biết, theo ý cô thì trường hợp tên Hằng theo qui định nào? Tôi đã hỏi nhiều luật sư danh tiếng, họ đều nói không có cái qui định như cô đưa ra.
Cô bảo có đấy nhưng không nói ra được theo văn bản nào, chỉ bảo bác cứ về nghiên cứu lại xem.
Tôi nói: Việc ấy là của Viện kiểm sát. Nếu tôi gửi sai địa chỉ thì cơ quan phải có trách nhiệm hướng dẫn tôi gửi ở đâu theo luật định. Đằng này tôi gửi yêu cầu khởi tố đã hơn 1 năm rồi.
Cô bảo tôi gửi cho cô đơn khác vì cô không còn giữ. Hồ sơ của bác đã đưa vào lưu trữ rồi.
Tôi lại bất ngờ:
-    Lạ nhỉ? Nhận đơn của tôi rồi, nếu chuyển sai đi đâu thì đến đó mà xin lại chứ. Nếu cất đi thì lục ra chứ, sao lại bắt tôi về viết lại?
Cô nói, nhưng bây giờ lục ra cũng khó lắm.
Tôi bảo:
-    Thôi được, vì là việc của tôi, tôi đành phải chấp nhận vậy. Tôi sẽ về in ra và gửi cho cô bản khác.
Cô còn kể chuyện trước có bác nhà báo của báo “Người cao tuổi” cũng hay đến đây hỏi về việc của bác. Bác ấy nói chuyện vui vẻ lắm. Tôi cứ tưởng là việc của bác xong rồi.
Tôi bảo, ông ấy là Phi Khanh. Còn việc của tôi xong hay chưa xong thì Viện kiểm sát phải biết chứ. Tôi luôn có ý kiến kịp thời. Sao lại tưởng?
Tôi về. Nửa giờ sau, tôi ra gửi lại cho cô bản yêu cầu khởi tố tên Hằng, kèm theo 14 tài liệu về việc phá nhà cướp đất của tôi không có cơ sở pháp luật gì. Cậu bảo vệ định ngăn tôi lại. Tôi nói chú đang làm việc dở, giờ ra làm việc tiếp, bây giờ chỉ còn mỗi việc mang tài liệu mà cô ấy xin ra cho cô ấy thôi. Nếu không cho vào thì chú về.
Cậu ta thấy thế không ngăn cản nữa.
Tôi giao cho cô Hương xong rồi về. Cô định làm biên nhận nhưng tôi bảo không cần vì cô đã biên nhận hôm 7/10/2011 rồi. Tôi sao lại theo ý muốn của cô thôi.
15/11/2012
NTT
Mời đọc lại:
1. Tại Viện Kiểm sát Thanh Trì sáng 9/11/2012

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Công dân Quận 9 tố cáo tham nhũng lớn.


    Kính gửi Bà Lê Hiền Đức - Công dân chống tham nhũng.
    Chúng tôi kính nhờ Bà tiếp tay với chúng tôi chống tham nhũng rất lớn ( hàng triệu mét vuông đất ) tại Quận 9 TPHCM. Ở đây có " một bầy sâu", đã được một số "sâu chúa" các cơ quan trên bao che, bao nhiêu đơn từ khiếu nại, tố cáo của người dân oan đều chìm vào im lặng, có nhiều người đi đấu tranh đã bị buộc tội " gây rối trật tự" mà phải đi tù. Bọn họ không vì dân mà vì tiền, chủ đâu tư ... Cái khó của chúng tôi là các cơ quan trung ương, chỉ làm công văn, phiếu chuyển cho Chủ tịch UBNDTPHCM, còn chủ tịch UBNDTPHCM thì cứ làm thinh như không nghe thấy gì cả. Bà đưa lên trang mạng của Bà, chắc chắn sẽ có tác động đến một số ít ỏi "bao công" còn lại của đất nước này xem xét tiếng kêu oan của dân. Xin cảm ơn Bà. Nguyễn Xuân Ngữ xuanngu@ymail.com 
       
           TẬP THỂ KIẾN NGHỊ VÀ TỐ CÁO ĐỒNG KÝ TÊN

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Thư mời của Nhân dân Văn Giang.



Nông dân Văn Giang gửi thư mời nhân dân, nhà báo, đại biểu Quốc hội về thăm

  basamvietnam  

THƯ MỜI CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG

(Tham gia vi hành đến Văn Giang – Hưng Yên)

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội đang họp tại Hà Nội
Đồng kính gửi: Những cán bộ, nhà báo và những người  khác quan tâm đến vụ việc thu hồi đất liên quan đến Dự án Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên.
Chúng tôi xin cảm ơn nhân dân cả nước trong đó có Quý Vị đã quan tâm đến vụ việc thu hồi đất liên quan đến Dự án Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên. Với mong muốn để Quý Vị tìm hiểu rõ hơn thực tế tại Văn Giang, chúng tôi trân trọng kính mời Quý vị tham gia một chuyến vi hành đến Văn Giang – Hưng Yên. Trong chuyến vi hành này, Quý Vị sẽ có cơ hội tìm hiểu về thực trạng dự án đường bộ  liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội (dự án hạ tầng để đối lấy 500 ha đất xây Khu đô thị tại Văn Giang); dự án Khu đô thị Ecopark; cuộc sống và nguyện vọng của những nông dân Văn Giang bị thu hồi đất; một số di tích lịch sử, văn hóa và đặc sản của Văn Giang.
Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một số xe, dự kiến chuyến vi hành có thể bắt đầu vào lúc 8h00’ và kết thúc vào hồi 14h ngày 18  tháng 11 năm 2012. Điểm đón  trước cổng trường Đại học Ngoại thương (số 91 phố chùa Láng – Đống Đa – HN).
Nhân đây, chúng tôi đề nghị UBND huyện Văn Giang, UBND các xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) tạo điều kiện cho chuyến vi hành đi tìm hiểu thực tế này.
            Đề nghị liên hệ qua số điện thoại 0984420475 (Mr Sơn) hoặc 0936023189           (Ms Trang) để đăng ký tham gia.
            Kính mong các nhà báo đang theo dõi kỳ họp Quốc hội chuyển lời mời của chúng tôi đến các Đại biểu Quốc hội.
            Rất mong được đón tiếp Quý Vị./.
            Thay mặt những nông dân Văn Giang: Phạm Hoành Sơn, ĐT: 0984420475.

Nguyện vọng của Dân oan đô thị mới Thủ Thiêm


Nguyện Vọng Của Dân Oan Đô Thị Mới Thủ Thiêm:
Thư cử tri (lần 3) gửi đến bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM về việc yêu cầu thực hiện cuộc đối thoại giữa UBND Thành Phố, các sở ngành và UBND quận 2 với nhân dân 3 phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh quận 2, TP. HCM. 










Các văn bản, tài liệu liên quan.


Trên đây là công văn 4945/CV-GTĐ ngày 03/05/2002 của sở địa chính nhà đất đề xuất UBND Thành Phố thu hồi 621ha4328 (đã trừ ra phần diện tích 2ha1241 giao cho các chủ đầu tư và 35ha6 của đường Đông Tây) => 659ha1569 khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
Vị trí: phía Bắc giáp sông Sài Gòn, giáp ranh khu dân cư thuộc phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh và các dự án của công ty TNHH Lan Anh, Lê Quang, Thủ Đức, Minh Phụng...
Nhưng tại bản đồ Hiện trạng vị trí 02/BB-BQL (ngày 03/05/2002) để lập hồ sơ thủ tục thu hồi – giao đất kèm theo công văn 4945/CV-GTĐ trên đã lập và vẽ nhằm thu hồi – giao đất luôn cả 3 khu dân cưở phía Bắc khu Đô thị mới Thủ Thiêm kể trên (vượt diện tích hơn 70ha)không đúng với văn bản chính đã đề xuất UBND Thành phố.
Từ đó, ngày 10/05/2002, chủ tịch UBND Thành phố ban hành quyết định 1997/QĐ-UB(do phó chủ tịch Vũ Hùng Việt ký thay) về việc thu hồi và giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm xét theo đề nghị của giám đốc sở Địa chính tại công văn số 4945/CV-GTĐ trên.

Quyết định 1997 này không do UBND (là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) ban hành, đã trái thẩm quyền, về tính chất của quyết định hành chính này chỉ là mang tính nội bộ để giao việc cho các cơ quan để thực thi công vụ, thu hồi 621ha4328 chung mà không kèm theo danh sách đối tượng, diện tích của các hộ, không tống đạt đến các hộ dân biết để chấp hành hoặc không đồng ý thì khiếu nại khiếu kiện.
Sau này, UBND quận 2 chỉ căn cứ vào bản đồ 02/BB-BQL (đã trái quy định pháp luật đất đai) là nằm trong ranh bản đồ này là nằm trong ranh quy hoạch, từ đó áp đặt cưỡng chế phá dở nhà để giải phóng mặt bằng khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
è Đánh tráo khái niệm “ranh thu hồi đất” với “ranh quy hoạch”!
(còn tiếp)
Ờ bài tiếp theo, chúng tôi sẽ trình tự các văn bản là cơ sở pháp lý phê duyệt quy hoạch Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xét duyệt để chứng minh rằng các khu vực chúng tôi nằm ngoài ranh quy hoạch.
Lê Văn Lung (Sđt: 0909 514 345).
  

Dân Văn Giang tố cáo chính quyền xã tham nhũng đất công nghiêm trọng.

 Các công dân tại Văn Giang gửi hồ sơ nhờ đăng tải, tố cáo chính quyền xã tham nhũng qua việc chiếm đất công nghiêm trọng. Hồ sơ tố cáo của các công dân cũng đã được gửi đến các ban ngành chức năng của Hưng Yên.




 Trăng tin sẽ đăng tải tiếp các kết quả xử lý vụ việc của Hưng yên.

Nước mắt ở Tiên Lãng

Nhà báo Võ Văn Tạo gửi đăng.

Nước mắt ở Tiên Lãng

Trần Chấn Uy
Nước vẫn xưa
Những điều vô lý
Thiên hạ thái bình
Vàng ròng  chìm đáy nước
Rác rưởi, bọt bèo nổi lên trên
 
Con cháu Chí Phèo vẫn chưa thể nguôi quên
Máu ông nội lấm đường làng Vũ Đại
Đất quê hương vẫn bao điều ngang trái
Bọn cường hào Bá Kiến vẫn còn đây
Nỗi xót xa trên thăm thẳm đường cày
Người dân vẫn ngàn đời áo vá
Ngày hai bữa cua đồng cơm giỏ
Sống ngâm da, chết ngâm xương
Phận bạch đinh an bài đâu dễ đổi
Trên những cánh đồng bạc màu gió thổi
Bóng những con dân thân vạc thân cò
Suốt một đời quai đê lấn biển
Để một ngày lũ cháu con Bá Kiến
Cướp đất, phá nhà
Chúng nhân danh ai?
 
Ta đã sống những  ngày mất nước
Cả dân tộc đã vùng lên đuổi giặc
Những người dân bỏ cày cầm súng
Khát tự do sẵn sàng làm cách mạng
Giặc tan rồi họ trở lại làng quê
Mặn chát những giọt mồ hôi ngăn biển
Mặn chát những đường cày vỡ đất
Để một ngày lũ cháu con Bá Kiến
Cướp đất phá nhà
Chúng nhân danh ai?
Chúng nhân danh chính quyền
Chính quyền là của dân
Do dân
Vì dân
Sao nỡ đẩy dân đen xuống bùn đen?

Nhà báo Việt nam khổ hơn chó.


 Tác giả gửi cho trang nhà qua email.

Vụ cưỡng chế Văn Giang
 
Nhà báo Võ Văn Tạo
(Nguồn: anhbasam.wordpress.com) 
 
Bảy thập kỷ trước, dưới ách thực dân phong kiến, thi sĩ-nhà báo Nguyễn Vĩ viết:
Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ NHƯ chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Và nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm giời: kiết vẫn kiết!
Quật bằng gậy cao su.
Thật ra, chẳng cứ thời thực dân, thời nào và ở đâu cũng vậy, đa số giới cầm bút lương thiện mưu sinh bằng nghiệp viết đều nghèo hoặc chẳng mấy khá giả. Khốn nỗi, nghiệp viết nó thế, người đời thấy văn nghệ sĩ, nhà báo hay lê la chè chén, cứ nghĩ họ đồng ra đồng vào. Trong cuộc mới biết, các cuộc nhậu “hoành tráng” có doanh nhân hay quan chức, các đối tượng này thường giành thanh toán. Giới cầm bút - “viêm màng túi mãn tính,” được “tha.”
Nhưng khổ chỉ đâu là nghèo? Và nghèo chưa chắc đã thậm khổ. Nhà thơ Giang Nam từng tả tâm trạng cậu bé chăn trâu vẫn “mơ màng nghe chim hót trên cao.” Phải, cũng phận nghèo, nhà văn và nhà thơ, trong cõi riêng của họ, vẫn có thể bay bổng, mộng mơ, chí ít cũng thỏa mãn phần nào khát vọng tự do tâm hồn.
 
Nhà báo Việt Nam khổ HƠN... chó
 
Nhà báo thì khác. Những nhà báo chân chính tự xác định thiên chức phản ánh sự thật, bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu, bảo vệ công lý, lên án cường quyền, tình trạng bất công, thói đạo đức giả... Do vậy, bên cạnh cái nghèo cố hữu, dưới thể chế toàn trị, bóp nghẹt tự do báo chí, nhà báo chân chính còn luôn bị giới chức cầm quyền làm đủ mọi cách cản trở họ thực hiện thiên chức, thậm chí khủng bố, sát hại.
Thật chẳng ngoa, ở những nước báo chí bị xiềng xích, thân phận nhà báo còn khổ HƠN... chó. Bị đánh, dù sợ sệt, chí ít con chó còn dám “ẳng” lên một vài tiếng. Nhờ đó, cái đau vợi bớt, kẻ ra tay đánh, nghe “ẳng,” có thể động lòng ngừng tay.
Ðấm vào mặt.
Mới đây thôi, trong bản tin ngày 5 tháng 5, Ðài BBC cho biết, 2 nhà báo của VOV (Ðài Tiếng nói Việt Nam) - cơ quan truyền thông vào hàng “chiếu trên” trong số hơn 700 tờ báo “quốc doanh” - là Trưởng phòng Kinh tế Ngọc Năm và phóng viên Phi Long đã bị lực lượng cưỡng chế xúm đánh hội đồng bằng tay, chân và dùi cui hết sức dã man, đến trọng thương, phải nhập viện cấp cứu, điều trị, vì “dám” tiếp cận hiện trường để tác nghiệp trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang sáng 24 tháng 4. Theo BBC, 2 nhà báo này chính là 2 người đội mũ bảo hiểm màu trắng, trong các đoạn videoclip ghi cảnh lực lượng cưỡng chế đánh người như đòn thù hiểm độc (đá thúc mạng sườn) mà người dân bí mật quay được, đã được các báo mạng “ngoài quốc doanh” trong và ngoài nước đăng tải rộng rãi mấy hôm nay. Nguồn tin nói với BBC về vụ việc trên xin giấu tên. Ðoạn videoclip cũng cho thấy, 2 người bị hành hung chẳng hề có cử chỉ quá khích nào.
Ðến 5 tháng 5, 2 nhà báo trên đã ra viện, đi làm trở lại. Thế nhưng, nếu BBC không “khui” vụ việc, có lẽ công chúng không thể biết họ bị hành hung hết sức dã man trong cái buổi sáng 24 tháng 4, 2012 ở Văn Giang - “vết nhơ lịch sử” ấy. Toàn bộ hơn 700 tờ báo “quốc doanh” bặt tin này. Cũng khó trách các báo, vì 2 đồng nghiệp có “ẳng” tiếng nào đâu! Sếp và đồng nghiệp ở đài cũng có “ẳng” tiếng nào đâu! Hội Nhà Báo Việt Nam, cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ cũng có “ẳng” tiếng nào đâu!
Khốn nạn thân họ!
Những ai đã xem các videoclip cưỡng chế Văn Giang, mới thấy: nổi lên trong cảnh lửa khói ngút trời, súng nổ kinh hoàng, người dân chỉ có gậy gộc, đất đá và lòng phẫn uất yếu thế lui dần, hàng nghìn cảnh sát cơ động, công an chìm nổi, dân phòng, xã hội đen... đằng đằng sát khí súng ống, quả nổ, lựu đạn cay, dùi cui, xe ủi... dũi tới... là cảnh 2 người đội mũ bảo hiểm trắng bị đánh hội đồng quá dã man, như thể họ là những kẻ cầm đầu hung hăng trong những hộ dân chống đối. Hình ảnh gây giận dữ, công luận căm phẫn nhất, chính là đoạn quay 2 người này bị đánh hội đồng.
Ðòn hội đồng đấm, đá, đạp, chọc gậy tre, quật gậy cao su.
Trở lại truyền thông và vụ cưỡng chế Văn Giang. Sau vụ cưỡng chế mà thất bại thuộc về người dân Văn Giang mất đất, lẻ tẻ một số báo “quốc doanh” đăng tin ngắn ngủi vô cảm, lạnh lùng như chuyện xứ người. Một số báo phải lập tức bóc onlines. Không được “ẳng,” nhá ! Thiên chức của báo chí - “chút lòng trinh bạch” cũng “từ nay xin chừa”!
Lẽ đương nhiên, không ít trường hợp báo chí “quốc doanh” phanh phui, cơ quan chức năng còn chẳng thèm ngó ngàng. Vụ 2 nhà báo bị hành hung dã man ở Văn Giang, BBC đưa tin, còn khuya người ta mới “rờ” tới.
“Nhà báo Việt Nam khổ HƠN... chó,” nói thế có ngoa không?
V.V.T.