Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Luật sư nổi tiếng kiến nghị về phiên toà xét xử công khai


 

(GDVN) - “Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa”, LS Ngô Ngọc Trai phản ánh.
Báo Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một bức thư kiến nghị và ký tên Luật sư Ngô Ngọc Trai – Luật sư thuộc đoàn Luật sư tỉnh Nam Định. Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ với LS Ngô Ngọc Trai và ông này xác nhận bức thư đó chính do ông soạn thảo rồi gửi tòa soạn.
Nội dung thư phản ánh: “Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa.

LS Ngô Ngọc Trai
Quyền tham dự phiên tòa công khai của người dân đã bị xâm phạm tước đoạt thô bạo, đây là hiện tượng hết sức phổ biến xảy ra ở hầu hết các tòa án, chánh án tòa án nhân dân các cấp biết rất rõ nhưng bỏ mặc không có biện pháp xử lý”.
Theo ông Trai, “các ông bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản người dân tham dự phiên tòa thường đưa ra lý do là để giữ gìn an ninh trật tự phiên tòa. Đây là bao biện không thể chấp nhận được. Trách nhiệm của những lực lượng này là giữ an ninh trật tự, nhưng việc họ thực hiện công việc không được tước bỏ đi quyền của công dân đã được pháp luật quy định. Không thể vì sự yếu kém của họ mà đòi buộc người khác phải hy sinh quyền công dân.
Quy định phiên tòa xét xử công khai để bất cứ người dân nào cũng có quyền tham dự, đây là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động, quan trọng.
Rất nhiều người dân có con em là các bị cáo trong vụ án hình sự, nhưng không được tham dự phiên tòa để xem tòa án xét xử như thế nào, rất nhiều người dân đành phải đứng ngoài cổng tòa án nhòm ngó vào trong, không biết rằng họ đã bị tước đoạt quyền tham dự phiên tòa. Điều này có thể thấy bất cứ ngày nào có phiên tòa xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, địa chỉ: số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội”.
Ông Trai nói thêm: “Rõ ràng lực lượng bảo vệ tòa án và công an tư pháp giữ gìn trật tự phiên tòa, lâu nay thường xuyên tước bỏ quyền của người dân được tham dự phiên tòa công khai. Lãnh đạo các tòa án biết rõ điều đó, biết rõ như thế là xâm phạm quyền hợp pháp của công dân nhưng tiếp tay cho sai phạm, bỏ mặc không có biện pháp giải quyết”.
Từ những phản ánh trên, LS Ngô Ngọc Trai kiến nghị: “Đảng và nhà nước đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội thượng tôn pháp luật, ngành tư pháp đang chủ trương cải cách hoàn thiện hệ thống tư pháp. Hoạt động tổ chức phiên tòa xét xử hiện tại cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh lại.

Mọi rào cản ngăn trở người dân tham dự phiên tòa phải được dỡ bỏ. Cổng tòa án cần phải mở rộng để bất cứ người dân nào cũng có quyền vào tham dự phiên tòa. Hội trường xét xử cần được thu xếp gần cổng ra vào, không để heo hút sâu tít vào bên trong như hiện nay”.


Điều 18. (Bộ luật tố tụng hình sự) Xét xử công khai:
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 15. (Bộ luật tố tụng dân sự) Xét xử công khai
1. Việc xét xử vụ án dân sự của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 17. (Luật tố tụng hành chính) Xét xử công khai
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Kiến nghị của dân Bắc Giang liên quan đến dự án trường bắn TB1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


                                                ĐƠN KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Ông: Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng bộ Quốc phòng.

Tên tôi là: Vi văn sổi cùng toàn thể nhân dân
Địa chỉ: Thôn Đèo Chũ - Xã Phong Vân - Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang.
Năm 1979 -1980 đảng và Nhà nước đã tổ chức di dân đến thôn Đèo Chũ, không thuộc đất của Trường bắn TB1 chính gia đình tôi được chuyển đến thôn Đèo Chũ sinh sống đến bây giờ, đang từng bước ổn định nâu dài, bỗng nhiên đội ngũ cán bộ  UBND xã Phong Vân, UBND huyện Lục Ngạn lại xác lệnh cho dân Đèo Chũ di chuyển đến nơi ở khác thay đổi sòanh soạch, nay ở đây mai đi nơi khác như di chuồng chim. Tôi thử hỏi gia đình của các ông rơi vào hoàn cảnh này biết gian nan đến chừng nào?
Chúng tôi di chuyển vào thôn Đèo Chũ, không nằm trong đất trường bắn TB1. Chúng tôi căn cứ vào các văn bản 242 và bản đồ tỉ lệ 1/25000 của bộ Tổng tham mưu in từ năm 1980.
Thôn  Đèo Chũ không nằm trong đất quy hoạch của trường bắn TB1.
Chúng tôi có quyền di cư đến sinh sống tại thôn Đèo Chũ, sinh cư lập nghiệp tái định cư. Không vì lý do gì mà gia đình Tôi ở đây đang  sinh sống. UBND  xã Phong Vân và  huyện Lục Ngạn lại tổ chức lực lượng cưỡng chế (Công an, bộ đội, dân phòng) phá nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi tan nát, lấp giếng nước ăn của nhà Tôi, sinh hoạt hàng ngày. Tôi cùng toàn thể người dân trong thôn Đèo Chũ viết đơn này gửi tới Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đến xem xét và giải quyết vấn đề này giúp  bà con nhân dân chúng tôi./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phong Vân, ngày 22 tháng 09 năm 2012
                                                                               Người làm đơn
                                                                                                       SỔI


                                                                                                      VI VĂN SỔI 


DANH SÁCH NHỮNG HỘ DÂN THÔN ĐÈO CHŨ

  1. LÊ VĂN NĂNG
  2. VI VĂN CẶN
  3. VI VĂN TỌT
  4. VI VĂN TRƯỜNG
  5. HOÀNG  VĂN LÓ
  6. HOÀNG VĂN VẸO
  7. VI VĂN BỐN
  8. VI VĂN CÓC
  9. HOÀNG VĂN BỒ
  10. LĂNG VĂ TỨ
  11. VI VĂN ĐÉNG
  12. VI VĂN CẨY
  13. LĂNG VĂN SẾN
  14. LĂNG VĂN DẦU
  15. LÊ VĂN CHẸT
  16. VI VĂN ÉNG
  17. LĂNG VĂN TỊU
  18. LĂNG VĂN LỘM
  19. HOÀNG VĂN ỌT
  20. HOÀNG VĂN BẾN
  21. HOÀNG VĂN NGỌ
  22. HOÀNG VĂN THỔ
  23. VI VĂN NHẨU
  24. VI VĂN SÚT
  25. VI VĂN PHƯỜNG
  26. VI VĂN LỀN
  27. VI VĂN BIỂN
  28. VI VĂN MÈO
  29. LÊ VĂN PỦ
  30. LÊ VĂN KÍNH
  31. LÊ VĂN CỜ
  32. VI VĂN LỶ
  33. VI VĂN NĂM
  34. VI VĂN BÒ
  35. VI VĂN BỐC
  36. VI VĂN LỌT
  37. VI VĂN ÉN
  38. HOÀNG VĂN KHỈNH
  39. LÊ VĂN NGẤN
  40. LĂNG VĂN ĐÉN
  41. HOÀNG VĂN SÌNH
  42. HOÀNG VĂN CHẶM
  43. HOÀNG VĂN SIỂM
  44. VI VĂN ĐẮC
  45. VI VĂN THỚT
  46. VI VĂN TẨY
  47. VI VĂN HẮC
  48. VI VĂN LẸC
  49. VI VĂN HẸO