Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Kết luận của UBND tỉnh Nam Định về việc của Lộc An





KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI


Trụ sở: 81 Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, TP. Hà Nội
Tel: 04.377544788 - 37754789
Chi nhánh: 66 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
Tel/fax: 08.38204361


Tp.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2012
KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI
(Đề nghị tiến hành lại buổi đối thoại để giải quyết việc khiếu nại,  khiếu kiện về đất đai của một số hộ dân tại Tỉnh Tây Ninh)
Kính gửi:                         Bà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh
Đồng kính gửi - Ông Tổng Thanh tra Chính Phủ
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo Thủ tướng Chính phủ)
- Các cơ quan Báo chí, truyền thông
         Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải (VPLS TVH), Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh xin trân trọng đề nghị đến Quý Cơ quan như sau:
Liên quan đến việc giải quyết khiếu kiện về đất đai (tại Nông trường Nước Trong, nay là Công ty TNHH Một thành viên Mía đường Tây Ninh; Nông trường Huyện ủy Tân Biên; Nông trường Cao su Xa mát; Nông trường mía Huyện ủy Tân Châu; Công ty Cao su Tây Ninh 1/5 - Nông trường 1/5, Dự án 327), một số hộ dân đã đề nghị VPLS TVH trợ giúp pháp lý cho họ trong buổi đối thoại ngày 18/12/2012 do UBND Tỉnh Tây Ninh tổ chức với sự có mặt của đại diện Thanh tra Chính phủ. Đáng tiếc, buổi đối thoại này đã không có kết quả, vì bị vị đại diện Thanh tra Chính phủ yêu cầu chấm dứt trước khi bà Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh kết luận và thông qua Biên bản.
Về nội dung những khiếu kiện, buổi đối thoại và đề xuất giải quyết, chúng tôi xin trình bày như sau:
I.               Tóm tắt nội dung những khiếu kiện:
1.     Hộ bà Lê Thị Hà, bà Lý Thị Lệ Hoa (bị thu hồi cho Nông trường Huyện ủy Tân Châu):
Năm 1978, gia đình các bà này khai phá rừng làm rẫy với diện tích khoảng 3,7 ha (nay thuộc xã Suối Dây) và canh tác đến năm 1982, vào thời điểm này, Tỉnh Tây Ninh thu lại để xây dựng Trường cải tạo lao động Thị xã khoảng 20 ha.
Khoảng tháng 2/1990, trường cải tạo lao động giải tán, chuyển đi nơi khác. Sau đó, chính quyền xã Tân Phú, Huyện Tân Châu thu hồi diện tích đất này để làm nông trường mía cho Huyện ủy Tân Châu và hứa sẽ ký Hợp đồng trồng mía với gia đình các bà, Nông trường sẽ đầu tư vốn.
Năm 1991 - 1992, Nông trường giải thể, không hoàn trả đất cho các hộ gia đình mà giao phần diện tích đất của gia đình các bà cho người khác (chủ yếu là các cán bộ xã Tân phú và Huyện Tân Châu).
Gia đình các bà này đã liên tục khiếu nại, đề nghị hoàn trả lại phần diện tích nêu trên, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
2.    Hộ ông Nguyễn Ngọc Đàng, hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, hộ bà Ngô Thị Khâm, hộ bà Đỗ Thị Kim (bị thu hồi đất cho Công Ty Cao Su Tây Ninh 1/5, Dự án 327),
Năm 1989 các ông Lê Văn Mậu, Trần Văn Diện, Khưu Văn Nhiều đại diện cho 54 hộ dân ký hợp đồng thiết kế, giao đất, giao rừng với lãnh đạo lâm trường Tân Đông. Nội dung được thực hiện theo Nghị định 54-CP ngày 10/3/1975 của Chính phủ. Ngày 15/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Mục đích của chủ trương này là huy động nguồn vốn từ nhiều hình thức, mức độ khác nhau cộng với năng lực trí tuệ của mỗi thành phần kinh tế để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm từng bước ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào khó khăn, dân tộc thiểu số.  
Để thực hiện chủ trương này, UBND Tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định số 374/QĐ-UBND Tỉnh Tây Ninh giao cho nông trường Tân Đông 2.000 ha đất lâm nghiệp thuộc các tiểu khu 48, 49, 50 của lâm trường Tân Đông, trong đó có phần diện tích của các hộ này.
Sau khi thu hồi đất, các hộ dân này không được giao khoán theo thỏa thuận. Thay vào đó, những cán bộ của Nông trường và Tỉnh Tây Ninh đã mua bán, chuyển nhượng với giá trị lớn.
Các hộ dân này đã nhiều lần khiếu nại, tố cáo, yêu cầu được giao đất, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
3.    Hộ bà Nguyễn Thị Thảo, hộ Ông Nguyễn Văn Dũng (Nông trường cao su Xa mát và Nông trường Huyện ủy Tân Biên)
- Hộ bà Nguyễn Thị Thảo.  
Khoảng năm 1978 bà Thảo cùng 6 hộ khác được UBND xã Tân Lập cấp 2,5 ha đất, ngoài ra, bà còn khai phá thêm 4 ha. Phần diện tích này nay thuộc xã Thạnh Bắc, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh.
Năm 1986 Huyện ủy Tân Biên thu hồi toàn bộ diện tích đất này để xây dựng Nông trường Cao su xa mát và Nông trường Huyện ủy Tân Biên nhưng không được bồi thường về đất mà chỉ hỗ trợ một phần về hoa mầu. Năm 1997 Nông trường Huyện ủy Tân Biên giải thể nhưng không trả lại đất cho các hộ dân mà giao cho nông trường cao su Tân Biên thuộc Công ty TNHH MTV Cao su 30 tháng 4 Tây Ninh quản lý, sử dụng. Bà Thảo đã tiến hành khiếu nại nhiều lần, đến nhiều cơ quan nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
-       Hộ ông Nguyễn Văn Dũng
Năm 1978, gia đình ông Dũng được UBND xã Tân Lập cấp và khai phá thêm với tổng diện tích 5,8 ha tại khu vực ấp Suối Mây (xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên ngày nay). Gia đình canh tác, sử dụng đến năm 1986 UBND huyện Tân Biên thu hồi toàn bộ diện tích đất trên giao cho Nông trường Huyện ủy Tân Biên (nay là Công ty TNHH Cao su 30 tháng 4 Tây Ninh). Hiện diện tích đất này được giao cho cán bộ lãnh đạo Nông trường này.
4.     Hộ bà Phạm Thị Hồng bị thu hồi đất cho Nông trường Suối nước trong (nay thuộc Công ty TNHH MTV mía đường Tây Ninh).
Vào những năm 1980, gia đình bà đã khai hóa 5 ha diện tích đất tại khu vực ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu. Năm 1986, Nông trường Nước trong (nay là công ty TNHH MTV mía đường Tây Ninh) lấy đất và sử dụng cho đến nay. Trong đó, khoảng 2 ha giao cho cán bộ, công chức Nông trường, 3 ha còn lại nông trường quản lý, gia đình bà tiếp tục sử dụng nhưng phải ký hợp đồng giao khoán với Nông trường, hợp đồng mới nhất ký năm 2007, hết hạn năm 2013. Gia đình bà đã khiếu nại nhiều lần yêu cầu hoàn trả 3 ha đất và cấp giấy chứng nhận chủ quyền, 2 ha còn lại phải được bồi thường thỏa đáng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
II.             Diễn biến buổi đối thoại ngày 18/12/2012 giữa đại diện Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh và các hộ dân có đơn yêu cầu:
1.    Ngày 7/12/2012 đại diện trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và nhà nước đã tiếp các hộ dân nói trên và có sự tham gia của tổ công tác Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh. Trong buổi làm việc này, các hộ dân đã đề nghị buổi đối thoại với đại diện UBND Tỉnh Tây Ninh và và các cơ quan hữu quan sẽ có sự tham gia của Luật sư trợ giúp cho các hộ dân và cơ quan truyền thông.
2.     Ngày 14/12/2012 Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh có thư mời các hộ dân đối thoại vào ngày 18/12/2012.
3.      Ngày 18/12/2012 UBND Tỉnh Tây Ninh tiến hành đối thoại có sự hiện diện của Chủ tịch UBND Tỉnh Tây Ninh, đại diện Thanh tra Chính Phủ (ông Cục phó Cục 3), các ban ngành Tỉnh Tây Ninh, các hộ dân được mời và Luật sư Trần Vũ Hải. Nhưng cộng sự của Luật sư Trần Vũ Hải gồm 01 Luật sư khác và 01 trợ lý đã không được tham gia, mặc dù VPLS Trần Vũ Hải đã có thư đề nghị đề ngày 17/12/2012, gửi fax đến Văn phòng UBND Tỉnh Tây Ninh. 03 phóng viên từ Thành phố Hồ Chí Minh có mặt đã không được tham dự, mặc dù đã xuất trình thẻ nhà báo.
4.     Trong buổi đối thoại ông đại diện Thanh tra Chính phủ đã phát biểu rất nhiều. Ông này cho rằng trước đây đã có những quyết định, văn bản của UBND Tỉnh Tây Ninh và Thanh tra Chính phủ giải quyết nên buổi làm việc chỉ xem xét tình tiết mới, nếu không sẽ không giải quyết.
5.     Các hộ dân (trong đó có các hộ dân do Luật sư Trần Vũ Hải trợ giúp nêu trên) trình bày ý kiến về vụ việc, bà Chủ tịch có ghi nhận một số ý kiến nhưng cho rằng không có tình tiết mới, các cơ quan hữu quan đã giải quyết. Một số hộ dân có đơn tố cáo, trong đó có việc 15 cán bộ, công chức Tỉnh Tây Ninh chiếm 463 ha đất, trong đó có diện tích đất nguồn gốc khai hoang của họ (có bản sao đơn tố cáo kèm theo Kiến nghị này);
6.      Luật sư Luật sư Trần Vũ Hải trình bày: Về cơ bản, có chung những đặc điểm sau trong các sự việc khiếu kiện:
a)   Việc khai hoang của các hộ dân là có thật, diễn ra tại thời điểm đất nước khó khăn, có chiến tranh biên giới (những năm 70, 80 của thế kỷ trước);
b)   Các nông trường chỉ đứng tên núp bóng, không thực sự sản xuất kinh doanh;
c)    Các nông trường đã lấy đất của các hộ dân khai hoang và hứa sẽ giao lại cho những hộ dân này để làm rẫy (thông qua hợp đồng) nhưng họ không thực hiện;
d)    Luật đất đai 1993 bảo đảm đất sản xuất cho các hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Những hộ dân này có công khai phá, trực tiếp sản xuất, nhưng không được địa phương bảo đảm theo Luật đất đai 1993. Hầu hết họ không còn đất sản xuất, đang sống vất vưởng;
e)    Các nông trường đã giao đất này cho những người không thuộc đối tượng được giao đất, không có nhu cầu sử dụng đất và chủ yếu là những cán bộ công chức, được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, lương hưu;
f)     Đề nghị Thanh tra Chính phủ và UBND Tỉnh Tây Ninh xác định những diện tích đất được giao không đúng thẩm quyền và không đúng đối tượng, thu hồi lại để đáp ứng một phần đất sản xuất cho các hộ dân trên.
7.     Thanh tra Chính phủ đọc 04 bản công văn đã giải quyết trước đây làm cơ sở giải quyết buổi đối thoại và cho rằng vụ việc không có tình tiết mới, không có cơ sở giải quyết và đề nghị giữ nguyên các quyết định cũ, mặc dù một số hộ dân đã đưa ra được những tình tiết mới, có giá trị. Việc Tỉnh Tây Ninh chưa xử lý đất đai của những người được giao không đúng luật chính là tình tiết mới. Mặt khác, trong Công văn của UBND Tỉnh Tây Ninh ngày 14/12/2012 và Biên bản ngày 7/12/2012 đều không giới hạn chỉ xét sự việc có tình tiết mới. Các hộ dân phản đối kịch liệt, đề nghị phản biện những nội dung công văn, kết luận của Thanh tra Chính phủ;
8.     Đại diện Thanh tra Chính phủ tự ý đề nghị bà Chủ tịch kết thúc buổi làm việc, mặc dù bà Chủ tịch dự kiến phát biểu để kết luận từng sự việc, ghi nhận những ý kiến xác đáng của bà con, phương hướng giải quyết, thông qua biên bản. Tuy nhiên do đại diện Thanh tra Chính phủ yêu cầu, bà Chủ tịch đã dừng buổi đối thoại.
III.           Nhận xét và Kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải:
1.    Nhận xét:
i)              Buổi đối thoại chỉ mang tính hình thức, đối phó cấp trên, quá ít thời gian (chỉ tiến hành trong buổi sáng ngày 18/12/2012), trong khi có nhiều vụ việc (ngoài những vụ việc của những hộ dân nhờ Luật sư trợ giúp);
ii)            Ông đại diện Thanh tra Chính phủ lạm quyền, tự ý giới hạn buổi đối thoại trong nội dung chỉ xem xét những tình tiết mới, ông này phát biểu nhiều lần không đúng trọng tâm, chiếm nhiều thời gian của buổi đối thoại, tự ý yêu cầu chấm dứt buổi đối thoại. Lẽ ra vai trò của ông này chỉ là giám sát buổi đối thoại;
iii)          Cuộc đối thoại không thực sự công khai, minh bạch khi không cho phép nhà báo tham dự để tác nghiệp.
iv)           Buổi đối thoại không có tính chất đối thoại, vì người chủ trì không trao đổi lại, tranh luận lại với những ý kiến chưa nhất trí của các hộ dân;
v)             Vấn đề quan trọng nhất (nguồn gốc của việc khiếu kiện) là cán bộ, công chức Tỉnh Tây Ninh đã được giao đất trái pháp luật không được xử lý về mặt đất đai, để tạo nguồn đất sản xuất cho các hộ dân khiếu kiện.
2.    Kiến nghị:
i)              Phải làm rõ diện tích đất có nguồn gốc từ đất khai hoang của các hộ dân, ai đang sử dụng (có được giao đúng thẩm quyền, đúng pháp luật không? Có chuyển nhượng trái phép không?), sử dụng vào mục đích nào. Nếu cần thiết thu hồi một phần diện tích đất để đáp ứng tương đương ít nhất 50% diện tích đất khai hoang của các hộ dân khiếu kiện (có thể vận động, thuyết phục những cán bộ, công chức tự nguyện trả đất);
ii)            Do buổi đối thoại trên hình thức, không công khai, không đúng như nội dung yêu cầu, đã ông đại diện Thanh tra Chính Phủ lạm quyền dừng nên cần tổ chức lại buổi đối thoại; buổi đối thoại này có thể kéo dài 1, 2 ngày để đáp ứng giải quyết những vấn đề các hộ dân nêu lên một cách có tình, có lý;
iii)          Trong buổi đối thoại lại (có thể vào đầu năm 2013, cùng đợt với buổi đối thoại khác ở Tây Ninh), đề nghị Thanh tra Chính phủ cử đại diện  không phải người đã tham dự buổi đối thoại ngày 18/12/2012; cho phép báo chí đến tác nghiệp, các cộng sự của Luật sư được phép tham dự;
iv)           Có hướng giải quyết cho các hộ dân. Trong trường hợp không thể đảm bảo 100% yêu cầu của các hộ dân, cũng cần có phương thức giải quyết nào đó để đáp ứng được 50 - 60% yêu cầu của họ. Nếu được như vậy, chúng tôi tin các hộ dân cũng đồng tình, chấp nhận chấm dứt khiếu kiện.
  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý Bà Chủ tịch đã bước đầu tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý. Chúng tôi hy vọng Ủy ban Nhân dân Tỉnh Tây Ninh xem xét Kiến nghị này một cách thấu tình, đạt lý, sớm tổ chức buổi đối thoại lại để giải quyết dứt điểm các vụ việc nêu trên, tránh gây thiệt hại thêm cho các hộ dân bị mất đất oan ức và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân, đặc biệt quyền có đất sản xuất của họ.
Trân trọng.




Luật sư Trần Vũ Hải
























Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Dân oan Dương nội, Thanh Oai, Hoàng Mai biểu tình tại trụ sở tiếp dân Hà nội.


  Sáng nay, hàng trăm dân oan đến từ Dương nội, Thanh Oai, Hoàng Mai Hà nội đã bao vậy trụ sở tiếp dân TP tại Lý Thái Tổ để biểu tình, khiếu kiện đất đai :

Họ căng biểu ngữ và biểu tình ngay cổng trụ sở tiếp dân.


 Dán ảnh và biểu ngữ trên người.