Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Chính quyền huyện Bù Đăng có giống chính quyền Văn Giang, Tiên Lãng, Vụ Bản ?

  Hiện tôi đang giữ nhiều số điện thoại của bà con Bù Đăng, nhiều hình ảnh và clip về các cuộc cưỡng chế đất, phá hoại hoa màu tại Huyện Bù Đăng do bà con gửi, nếu phóng viên báo nào cần cũng cấp để dùng làm tư liệu đăng tải thì liên hệ với tôi.

Ông Chủ tịch huyện ơi, sao dân khổ thế này!

PHÚC LẬP - báo Dân Việt.
Thứ Sáu, 18/05/2012
Cả ngàn hécta điều, sao, cao su, những căn nhà với toàn bộ đồ dùng, vật dụng bên trong bị ủi sập… Đó là hình ảnh cưỡng chế, thu hồi đất ở xã Phú Sơn. Lấy danh nghĩa “Lập quỹ xóa đói giảm nghèo”, chính quyền huyện Bù Đăng đang đẩy người dân vào cảnh bần cùng. Có vô lý không khi “xóa nghèo” bằng cách đẩy người dân nghèo vào cảnh nghèo hơn? 

Những căn nhà bị ủi sập.
DÂN NGHÈO LÂM CẢNH BẦN CÙNG!
QL14 lâu nay vốn nhỏ hẹp lại đầy ổ gà khiến chúng tôi mất đến 3 giờ mới đi hết đoạn đường 70 cây số từ thị xã Đồng Xoài đến UBND xã Phú Sơn. Đến nơi, một số người dân đã đợi sẵn, nét mặt họ đầy vẻ căng thẳng. Anh Long, một người dân xã Phú Sơn bảo: “Tụi tôi phải đón anh cho bằng được để dẫn đi vì từ đây vào đến rẫy của bà con còn gần 10 cây số nữa. Đường đi rất khó và nguy hiểm. Anh đi một mình không an toàn”. Vừa nói anh Long vừa liếc mắt chỉ cho tôi một tốp đàn ông đang ngồi cách đó vài chục mét. 

Điều, cao su bị chặt hạ.
Đi một đoạn, anh Long mới nói: “Tụi đó toàn dân giang hồ vùng này được thuê theo dõi những người “cứng đầu”, đi khiếu nại như chúng tôi. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Tôi nói không an toàn cho anh là như vậy”. 
Hơn 13 giờ, sau hơn 1 tiếng lên xuống những quả đồi trên con đường gập ghềnh đá sỏi, chúng tôi mới đến tiểu khu 174, 175, xã Phú Sơn. Dừng xe lại chúng tôi mới có dịp quan sát xung quanh, những quả đồi mênh mông, xanh mướt ngày nào giờ đã biến thành vùng hoang hóa. Những thân, gốc cây điều khá to, bị đốt cháy đen, nằm ngổn ngang. 
Lúc chúng tôi đến, một đoàn cưỡng chế chừng 50 người đang “bao vây” túp lều nhỏ của anh Lâm Văn Nhâm cùng người mẹ mù 75 tuổi. Hai mẹ con anh Nhâm có khoảng 3 héc ta điều trồng từ năm 2005 vừa bị cưỡng chế, thu hồi trắng. Do ngôi nhà nhỏ dựng ngay trên đất rẫy đã bị ủi sập, không có chỗ ở nên anh Nhâm dựng túp lều cho mẹ trú tạm, nhưng ngày nào lực lượng “hậu” cưỡng chế cũng vào yêu cầu mẹ con anh dọn đi. “Bữa giờ 2 mẹ con bả bị đuổi hoài. Cứ dựng lều lên là bị kéo sập xuống. Tội lắm. Từ hôm qua đến giờ bả chưa có gì trong bụng, tụi tôi mua cháo mang đến cho bả ăn mà mấy ổng canh bên ngoài không cho vào”.
Những người dân dứng cạnh tôi tranh nhau “tố” chính quyền. Qua lời kể của họ tôi mới biết, đã mấy lần anh Nhâm đổ xăng vào người đồng thời tưới quanh túp lều, sẵn sàng cùng mẹ “tử thủ” trong túp lều nếu bị lực lượng cưỡng chế dùng áp lực “bứng” mẹ con anh đi.

Bà mù Đường Thị Kéo, bị lực lượng cưỡng chế bế ra khỏi lều và đặt ngồi ngay chỗ có tổ kiến lửa…

…báo hại bà sau đó phải lên trạm xá xã nằm cả tuần mới hết sưng.
Gần 20 người trong đại gia đình bà Võ Thị Thu Nga, 56 tuổi, ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, đều trông vào nguồn thu nhập duy nhất là hơn chục hécta đất (xâm canh) trồng tiêu, cà phê, điều, xen canh khoai mì từ năm 1998 đến nay. Cuối năm 2011, lực lượng cưỡng chế vào ủi sạch từ nhà cửa đến cây trồng khiến cả gia đình bà không còn nơi nào bấu víu. Bà Nga chỉ biết đi khắp nơi gõ cửa cầu cứu, nhưng vô ích. “Lúc cưỡng chế họ ngăn không cho ai vào nên toàn bộ tài sản trong nhà đều bị chôn vùi hết. Ngoài các vật dụng hàng ngày, khi đó trong nhà đang có 21 bao cà phê khô (loại bao 50 ký), một chiếc máy bơm Đ15 mua hơn 20 triệu để tưới cây và 5 cuộn ống dây lớn. Tất cả bị xe ủi càn hết xuống suối, lấp đất lên”, bà Nga nói trong nấc nghẹn.

Một người dân bị còng tay vì can tội ngăn cản lực lượng cưỡng chế.
NHIỀU SAI PHẠM, KHUẤT TẤT
Ngoài hàng trăm hộ dân có đất xâm canh đã bị cưỡng chế, thu hồi trắng thì tại các tiểu khu từ 174 đến 177 còn có 36 hộ với 36 hợp đồng (HĐ) trồng rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng (BQLRPHBĐ). Trong đó có 24 HĐ theo chương trình 135 và 12 HĐ theo chương trình 661 của Chính phủ. Nhưng, tất cả những HĐ này đều bị ông Chủ tịch huyện Nguyễn Anh Hoàng “qui” vào một “tội” là sai về mặt pháp lý (?).
Điều đáng nói là hầu hết các hộ sau khi ký HĐ đều phải tự bỏ tiền túi ra trồng, chăm sóc, nhưng chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào từ BQLRPHBĐ thì đã bị cưỡng chế. Trước đó, họ không được thông báo trước về việc cưỡng chế, không có ai đến lập biên bản kiểm kê tài sản, cây trồng trên đất. Xác minh thông tin này tại UBND xã Phú Sơn, ông Cao Ngọc Quang, Phó Chủ tịch xã lại cho biết chính quyền có thông báo cho dân biết trước khi thực hiện việc cưỡng chế.

Xe ủi càn quét.
Quá trình cưỡng chế, những chiếc máy ủi đã “tiện đường” càn luôn sang tiểu khu 173 (không nằm trong diện tích đất bị thu hồi), ủi luôn cả vườn cao su, sao đen “661” tại đây. Khi người dân khiếu nại, ông Chủ tịch huyện nói ông không ra lệnh ủi tiểu khu 173, có thể do nhầm.
Năm 2007, bà tiếp tục trồng xen cây cao su vào 6 hécta còn lại. Theo biên bản kiểm tra hàng năm, cây trồng của bà Huệ đều đạt và đang được Sở NN-PTNT làm hồ sơ chuyển đổi thành đất 50 năm. Đặc biệt, trên sơ đồ, toàn bộ đất của bà Huệ nằm ngoài diện tích bị cưỡng chế thu hồi. Nhưng ngày 28/12/2011, đoàn cưỡng chế đã ủi trắng toàn bộ diện tích đất của bà Huệ mà không có một thông báo nào. Những cây sao, điều 12 tuổi, cao su 5 tuổi (đã có thể cạo mủ) lần lượt gục ngã trước lưỡi máy ủi, máy cưa. 

Sau khi cưỡng chế, màu xanh của cây bị thay bằng cảnh hoang tàn.
Uất ức nhìn vườn cây bao năm chăm sóc bị tàn sát, cùng quẫn khi bỏ hàng tỷ đồng đầu tư vào khu đất giờ trắng tay, sáng 18/3/2012, bà Huệ đã treo cổ tự tử. May người nhà phát hiện kịp thời, bà Huệ mới được cứu sống.
Năm 2005, ông Đinh Văn Chu, (SN 1943, ở Tân Thành, thị xã Đồng Xoài), cùng 5 hộ khác được giao khoán 30 ha tại tiểu khu 177 để trồng cao su, điều và keo lai theo chương trình 661 (HĐ đầu tiên hết hạn 2008 và đã ký gia hạn đến tháng 11/2012). Biên bản kiểm tra hàng năm của BQLRPHBĐ cho thấy rừng trồng đạt 70% – 75% và cũng không nằm trong diện tích đất bị thu hồi. Thế nhưng, ngày 2/1/2012, đoàn cưỡng chế vẫn vào ủi sạch 4 ha điều 6 năm tuổi trồng xen cao su 2 tuổi.
Trước đó, họ không hề nhận được bất kỳ thông báo nào về việc sẽ bị cưỡng chế, thu hồi này. “Ông Chủ tịch huyện nói rằng hợp đồng của chúng tôi sai là vì không có biên bản giao đất, bản đồ không có chữ ký của 2 bên, và khi tái ký hợp đồng không thanh lý hợp đồng cũ!?”, ông Chu bức xúc.                                   

+ Diện tích cưỡng chế, thu hồi thực sự là 1.100, 1.378, 1.487, hơn 2.000 hécta hay bao nhiêu? Về vấn đề này, Chủ tịch huyện Bù Đăng cho biết “tỉnh thu 1.100ha, huyện thu thêm 278ha làm quỹ riêng. Còn con số 1.487 ha là tôi nói nhầm”. Khi PV đề nghị cung cấp văn bản về kế hoạch thực hiện quỹ xóa đói giảm nghèo của huyện (278ha) thì ông Chủ tịch huyện nói ông không giữ văn bản đó (!?)+ Tại UBND xã Phú Sơn, đại diện Ban Thanh tra đảng và Tư pháp xã này ngoài việc bày tỏ thái độ không đồng tình với chúng tôi rằng việc cưỡng chế thu hồi đất của dân như vừa rồi vì “rất thiếu tình người, gây bất mãn cho dân”, vị cán bộ tư pháp cũng khẳng định “Diện tích thu hồi riêng ở Phú Sơn này khoảng 2 ngàn h

Tường trình của TS Nguyễn Xuân Diện về vụ việc ngày 18 tháng 5.



3 xe "thương bình" đậu trước cửa trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ảnh: Lê Hiền Đức

 

   Sáng nay 18/05/2012 một nhóm người lạ mặt tự xưng là «thương binh» đã xông vào phòng làm việc của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để hăm dọa một cách thô bạo. Họ gào lên và nói những lời vô cùng khiếm nhã, thậm chí còn tụt quần nằm tơ hơ giữa phòng làm việc trước mặt lãnh đạo Viện và tôi. Những người này đã đòi tôi phải gỡ bỏ bài viết "Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ VN xây nhà máy điện hạt nhân". Dưới đây là trả lời của tôi đối với đài RFI:


Sáng nay khoảng độ tám rưỡi tôi có mặt ở cơ quan, đang làm việc bình thường thì có sáu người xưng là đại diện cho thương binh nặng của thành phố Hà Nội lên phòng của tôi gặp tôi, và nói rằng họ ở Cục Thương binh. Ngay từ phút đầu họ đã dùng những lời lẽ rất là côn đồ, và đe dọa, uy hiếp tinh thần tôi. 

Họ nói rằng họ phản đối việc tôi đã đăng bức thư phản kháng lại vụ chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Họ nói việc làm cái thư như thế này là không đúng, hiện nay Việt Nam đang thiếu điện thì không thể phản đối dự án này. Theo họ thì trong số 10 tỉ đô la viện trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân là có phần của họ trong đó... Họ yêu cầu là phải gỡ bỏ văn bản đó ra khỏi blog cá nhân, và đề nghị với cơ quan Viện Hán Nôm thu giữ máy tính, xử lý kỷ luật, vân vân.

Sau khi sự việc xảy ra được khoảng nửa tiếng thì lãnh đạo Viện của tôi có đến và lập biên bản, cùng làm việc. Đến 11 giờ thì họ ra về. Hiện nay tôi vẫn đang làm việc ở Viện Hán Nôm bình thường.

RFI: Thưa, họ là thương binh thì có liên quan thì có liên quan gì đến nhà máy điện nguyên tử, và họ lấy tư cách gì để buộc tiến sĩ giao máy tính hoặc xóa các dữ liệu trong đó?

Tôi thì thấy rất là nghi ngờ cái chuyện này, vì họ không có liên quan gì đến nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam này cả. Theo như một số người nhận định, thì đây có thể hoặc là một sự chỉ đạo, hoặc là một sự thuê mướn gì đó đối với những người này để họ đến tấn công, uy hiếp tinh thần tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 

Ngay khi sự việc xảy ra thì chúng tôi - trong đó có cả cụ bà Lê Hiền Đức - đã gọi điện cho công an phường Trung Liệt là nơi cơ quan tôi đóng trụ sở. Rồi thì công an quận Đống Đa, cảnh sát 113 vân vân, và gọi rất nhiều lần nhưng không thấy lực lượng công an xuất hiện. Mãi đến tận khi sự việc đã xong rồi, những người « thương binh » đó đã ra về hết rồi thì mới thấy công an đến. 

Hiện nay là 16 giờ 7 phút chiều, thì mới có hai chiến sĩ, hình như là an ninh của phường Trung Liệt đến để hỏi chuyện một số nhân viên của Viện. Một số bạn bè của tôi quan sát thì thấy rằng ngay từ khoảng chín rưỡi, mười giờ, lúc sự kiện nóng đang xảy ra thì đã trông thấy những chiến sĩ công an đến Viện tôi rồi. Nhưng không hiểu tại sao họ không xúc tiến làm việc trong chuyện này.

RFIThưa, tiến sĩ không bị xúc phạm về thân thể cũng như thiệt hại về phương tiện làm việc?

Dạ vâng, họ có uy hiếp rất là ghê gớm, nhưng mà họ chưa động chạm đến thân thể tôi. Những người đó cũng có xấn xổ xông đến những nhân viên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, khi họ đến để chứng kiến sự việc cũng như để bảo vệ cho sự an nguy của tôi. Có một người trong nhóm thương binh đó đã đập vỡ một cái cốc, và cầm một cái bình cứu hỏa lên định đánh vào một nhân viên thư viện, nhưng may quá cả hai cú đánh đó nhân viên của tôi đều tránh được cho nên không có thương tích gì. Cuối cùng họ cũng yêu cầu là gỡ bỏ cái thư kêu gọi chính phủ Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân. 

RFITiến sĩ định phản ứng như thế nào về việc này ?

Hiện nay thì tôi vẫn đang nghe ngóng tình hình. Tôi nghĩ nếu như mà dự án điện hạt nhân do chính phủ Nhật có ý định tài trợ cho Việt Nam có những điều bất hợp lý, nguy hiểm đến an sinh xã hội, đến vận mạng của nhiều người dân, thì chính phủ và nhà nước Việt Nam cũng sẽ xem xét những mặt bất lợi, những nguy hiểm của nhà máy này, qua hàng loạt những bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngoài nước.

Và tôi nghĩ, nếu cái thư đó được chuyển tới ông Thủ tướng Nhật Bản, thì chính phủ Nhật cũng sẽ xem xét thư đó cũng như các tài liệu liên quan, để đưa ra những quyết định cuối cùng về việc có giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong thời gian hiện nay hay không. Được biết hơn 50 nhà máy điện hạt nhân ở Nhật cũng đã đóng cửa sau sự kiện nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị sự cố trong đợt sóng thần năm ngoái.

Nguồn: RFI Việt ngữ.

Ghi thêm:

Sau khi sự việc bắt đầu xảy ra khoảng nửa tiếng, thì người thân và bạn bè của tôi đã kéo đến Viện Hán Nôm, với sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức, cụ Nghiêm Ngọc Trai, đại tá Nguyễn Đăng Quang, GS Ngô Đức Thọ, nhà văn Phạm Viết Đào, LS Trần Vũ Hải, các anh chị Lê Dũng, Đào Tiến Thi, Việt Dũng, Việt Hưng, Dũng Mai, Lân Thắng, Phạm Chính, Phương Bích, Quỳnh Hương, JB Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Phan Trọng Khang, Nguyễn Chí Đức, Trương Dũng, Nguyễn Văn Phương, Người Hà Nội, Trần Sơn, Ngọc Ánh ...và rất nhiều người khác. Lãnh đạo Viện Hán Nôm, mặc dù đang có cuộc làm việc với đối tác, đã thu xếp công việc để chứng kiến ghi nhận vụ việc và xử lý tình huống. Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm yêu cầu lập biên bản ghi nhận rõ ràng sự việc. Sau khi biên bản lập xong, những người "thương binh" ra về, Ông Viện trưởng mời những người thân và bạn bè của tôi vào trong phòng để lắng nghe thêm ý kiến của họ (với phát biểu của Cụ Lê Hiền Đức, GS Ngô Đức Thọ và anh Vinh).

Hình ảnh và video của vụ việc cũng như các thông tin xung quanh đều đã được đưa lên các trang mạng xã hội. Dưới đây là một số trang tin có đề cập đến sự kiện này:

Công an Tây ninh bảo kê cho trùm lừa chạy trốn.

 Tin liên quan đến vụ lừa đảo lớn tại Hà đông :


    Đêm qua, lúc 12 giờ đêm, một cộng tác viên từ Tây ninh cho biết : hơn bốn mươi công an đã bảo kê cho trùm lừa Phạm Thị Thanh Tâm - trong vụ  lừa đảo lớn tại Hà đông mà trang tin đang đăng tải - chạy trốn. Các chủ nợ mất công truy tìm gần nửa năm nay, họ đã bắt giữ giao cho công an xã, tuy nhiên cuối cùng thì đúng như mọi người dự đoán : trùm lừa đã làm mọi  cách để được công an Tây Ninh giúp bỏ trốn.
  Tại Hà nội, công an quận Hà đông đã nhận được đơn tố cáo của nhiều nạn nhân bị Tâm lừa đảo, công tác điều tra vẫn ''đang được tiến hành".
  Ảnh và các tư liệu về việc nhóm công an này bảo kê cho trùm lừa đang được gửi ra và sẽ được đăng tải để bạn đọc tiếp tục theo dõi diễn biến của vụ việc.

Phạm Thị Thanh Tâm được công an Tây Ninh giúp tiếp tục bỏ trốn.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Lạm quyền.



  Không biết video clip về cảnh hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đánh hội đồng ở Văn Giang (Hưng Yên) xác thực đến đâu, nhưng những gì mà chúng ta thấy được quả là ngoài sức tưởng tượng. Chuyện gì đang xảy ra trên đất nước của chúng ta thế này(?!).
Tại sao hàng chục người mặc sắc phục có, thường phục có lại đánh đập hai nhà báo tàn nhẫn đến như vậy? Trong lúc đó, hai nhà báo này chỉ có hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không và chỉ biết nhẫn nhục chịu đòn. Trước đó, họ cũng không hề có một hành vi khiêu khích, chống đối nào.  Ai cho phép những người tham gia cưỡng chế đất này quyền đánh đập, bắt bớ vô tội vạ như vậy?


Công an đánh bất kỳ ai nếu thích ?


Sau sự kiện nhà của công dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị đập phá, sự kiện các nhà báo bị đánh hội đồng ở Văn Giang cho chúng ta thấy đang có điều gì đó hoàn toàn bất ổn trong việc thực thi quyền lực công ở nước ta. Hiện tượng quyền lực công bị lạm dụng, bị biến thành bạo quyền đang xảy ra ngày một nhiều hơn. Trong lúc đó, phản ứng của công luận, của chính quyền vẫn chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng xấu xa này.  

Lạm quyền là con bệnh đặc trưng và phổ biến của quyền lực nhà nước. Vấn đề không phải là chỉ ở ta quyền lực mới như vậy, mà là chỉ ở ta quyền lực mới chưa bị kiểm soát đến như vậy.

Mà như vậy thì oan khuất, khổ đau của người dân, bất công trong xã hội vẫn còn rất khó bị loại trừ. Các vụ việc lạm quyền liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây  cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết sự cần thiết phải xác lập cho bằng được nhà nước pháp quyền trên đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có được một khái niệm về nhà nước pháp quyền đúng đắn hơn so với khái niệm mà chúng ta đang có.

Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy). Một nhà nước như vậy sẽ gần với nhà nước chuyên quyền hơn là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Pháp luật không cho phép đập phá nhà của công dân. Pháp luật không cho phép đánh hội đồng các nhà báo (và bất cứ công dân nào khác). Những hành vi lạm quyền nói trên là vi phạm nghiêm trọng pháp quyền. Chúng phải bị loại trừ khỏi đời sống của chúng ta.  
TS Nguyễn Sĩ Dũng - Laodong.com.vn

Ai là ai ???

Ngày 09/5/2012, tại xã Liên Minh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đã xảy ra một vụ cưỡng chế quy mô nhỏ hơn Văn Giang, nhưng tàn bạo không kém... Rất nhiều người bị đánh tàn bạo, bất kể là thanh niên hay bà già, phụ nữ... Tôi đã nhận được những bức ảnh này, trong đó có rất nhiều gương mặt đã tham gia buổi cưỡng chế đó.

Trên tinh thần tôn trọng sự minh bạch, tôi muốn chuyển cho công luận những tấm ảnh này để mọi người hãy nhận mặt xem họ là ai, tên tuổi chức vụ là gì... Cái xấu, cái ác chỉ nảy mầm trong bóng tối... hãy giúp những người dân lương thiện giữ đất.

Lê Hiền Đức


































































































































Lũ côn đồ này đang thi nhau dẫm đạp lên 3 người dân bị chúng bắt lên thùng xe 113. Đây là lính cơ động hay tội phạm ? - bà con nhận dạng rồi phản hồi giúp.