Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

ĐƠN TỐ CÁO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------

Hưng Yên, ngày 27 tháng 8 năm 2012

ĐƠN TỐ CÁO
NHỮNG DẤU HIỆU TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ CỦA
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN
VÀ SỰ BAO CHE CỦA THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Kính gửi: - Ông Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
                - Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đồng kính gửi: Cụ Lê Hiền Đức

Tên tôi là: Ngô Thanh Bình – sinh năm 1964
Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại – trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên (ĐHSPKTHY)
Tôi xin trình bày nội dung tố cáo như sau:
Ngày 08/02/2012, tôi đã gửi đơn tố cáo tội tham nhũng, lãng phí và làm trái các qui định của PGS.TS Trần Trung, bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng trường ĐHSPKTHY tới Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 08/3/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) đã thành lập đoàn thanh tra. Ngày 20/7/2012 Thanh tra Bộ kết luận nội dung tố cáo đối với ông Trần Trung do ông chánh thanh tra Nguyễn Huy Bằng TUQ Bộ trưởng ký. Sau khi đọc xong kết luận, tôi thấy những kết luận chưa đánh giá hết sai phạm mà tôi đã tố cáo và cung cấp chứng lý cụ thể như sau:
Nội dung tố cáo thứ nhất: thường xuyên sử dụng xe ô tô 04 chỗ (biển số xe 89B-2528) làm phương tiện đi lại từ trường về nhà riêng và ngược lại (thời gian từ thàng 7/2007 đến nay).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Việc sử dụng xe ô tô 04 chỗ chưa đúng với qui định về tiêu chuẩn, định mức qui định tại điều 6, quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ; khoản 2, điều 18, mục 4 những việc cán bộ, công chức không được làm của Luật cán bộ công chức năm 2008. Tuy vậy, việc làm này đã được bàn bạc tập thể và đưa vào qui định sử dụng xe của trường”.



Đây là chiếc xe mà ông Trung – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng trường ĐHSP kỹ thuật 

Như vậy, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kết luận việc sử dụng xe là chưa đúng (tức là sai), nhưng các khoản tiền tham nhũng liên quan đến sai phạm này như tiền xăng, tiền gửi xe…cũng như cá nhân ông Trung đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong vòng 5 năm qua thì không đề cập. Đồng thời, như kết luận, việc này đã được bàn bạc tập thể, vậy trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan trong việc cố ý làm trái các qui định của cấp trên mà cụ thể ở đây là trái qui định của Thủ tướng Chính phủ thì bỏ qua.
Nội dung tố cáo thứ tư: Lập ra nhiều khoản thu trái qui định như tiền giấy thi, giấy nháp, học lại, thi lại, tiền phôi bằng, tiền chứng chỉ chuẩn đầu ra, học cải thiện, tiền kiểm tra đầu vào, thi chuẩn đầu ra…gây tốn kém cho HSSV. Trích lập quĩ đen trái phép.
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ:
- “Về các khoản thu trái qui định như tiền giấy thi, giấy nháp, học lại, thi lại, tiền phôi bằng, tiền chứng chỉ chuẩn đầu ra, học cải thiện, tiền kiểm tra đầu vào, thi chuẩn đầu ra…Nhà trường có thu các khoản tiền này, khi thu có phiếu thu và ghi vào sổ kế toán của nhà trường. Tháng 8 năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị chấm dứt các khoản thu không có trong qui định. Hiện nay, trường chưa thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Nội dung tố cáo đúng”.
- “Về trích lập quỹ trái phép, qua xác minh cho thấy các khoản thu, chi trên đều thể hiện qua chứng từ kế toán, báo cáo tài chính của Nhà trường. Hàng năm được Bộ GD&ĐT duyệt quyết toán và được kiểm toán năm 2008, 2010. Nội dung tố cáo không đúng”.
Như vậy, Thanh tra Bộ đã bỏ lọt dấu hiệu: Ông Trung lợi dụng chức vụ và quyền hạn ngang nhiên làm trái qui định (kết luận của kiểm toán và các qui định về thu chi tài chính), vẫn cố tình thu những khoản thu không có trong qui định gây tổn thất tiền bạc của HSSV, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục: Riêng từ năm 2008-2011 trường đã thu 11.446.490.000 đ tiền thu học lại, thi lại, học cải thiện.
Số tiền trên, ông Trung thu trái qui định, vậy cơ sở nào để ông Trung ký qui định phân chia số tiền trên theo tỷ lệ % cho các đơn vị và cá nhân? Chứng từ chi số tiền trên? Đồng thời Thanh tra Bộ chưa làm rõ các chứng từ chi tại trung tâm APTECH như tiền tiếp Thứ trưởng; tiền chi uống nước nhớ nguồn; chi quản lý… tại sao các khoản chi sai nguyên tắc như vậy mà Bộ vẫn duyệt quyết toán hàng năm? Cùng với việc này tôi có thêm bằng chứng ông Trung ép buộc các đơn vị phải trích nộp tiền quản lý để làm thành quỹ riêng do ông trưởng phòng HC-QT ký nhận.
Nội dung tố cáo thứ năm: Thu học phí một lớp học ngành công nghệ thông tin vượt trần qui định của Bộ nhưng không xin phép Bộ (học phí 1.500.000 đ/tháng).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Hiện nay, trường ĐHSPKTHY đang đào tạo lớp kỹ sư “Dịch vụ chất lượng cao” khóa 2011-2015 với 17 sinh viên. Học phí được quy định mức là: 1.500.000 đ/tháng; việc mở lớp này, Trường chưa xin phép Bộ GD&ĐT”.
Như vậy, đây là một việc làm cố ý làm trái các qui định của Nhà nước mà kết luận không đề cập cũng như không qui định trường phải trả lại tiền chênh lệch thu vượt cho sinh viên.
Nội dung tố cáo thứ sáu: Tuyển sinh sai qui định, ngành kế toán và quản trị kinh doanh có 2 loại điểm trúng tuyển và 2 loại học phí khác nhau trong cùng một lớp học (điểm trúng tuyển thấp thì đóng học cao hơn 90.000đ/tháng)
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Theo qui định tại điểm c, khoản 2, điều 33 Quy chế tuyển sinh năm 2010, 2011…”các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo qui định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định”.
Hiện nay Bộ chưa có văn bản nào quy định về việc các trường đại học được phép tuyển sinh hệ “ngoài ngân sách” thu thêm học phí, vì vậy việc trường công khai hệ tuyển sinh “ngoài ngân sách” thu thêm học phí 90.000 đ (năm 2010) và 105.000 đ (năm 2011) đối với ngành kế toán và Quản trị kinh doanh khi chưa có văn bản đồng ý của Bộ GD&ĐT là sai qui định”.
Như vậy, đây là một việc làm nữa mà ông Trung cố ý làm trái các qui định của Nhà nước.
Nội dung tố cáo thứ tám: Điều chuyển khoa May và Thời trang từ cơ sở 1 ra cơ sở 2 làm thất thoát, lãng phí hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến uy tín của trường đối với Dự án “Đào tạo nghề Việt Nam” do Chính phủ CHLB Đức tài trợ. (Tòa nhà khoa May và Thời trang xây bằng nguồn vốn đối ứng của dự án, các phòng của tòa nhà được thiết kế và xây dựng theo tính năng của từng phòng như phòng cắt,, phòng thiết kế, phòng may…và được các chuyên gia nước ngoài tư vấn, thiết kế rất công phu như sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ điện…đến nay dự án chưa bàn giao nghiệm thu thì ông Hiệu trưởng đã ký quyết định chuyển ra cơ sở 2, trong khi đó tòa nhà cơ sở 2 là nhà điều hành, không phải nhà xưởng nên không có thiết kế mạng điện động lực, do vậy các thiết bị muốn hoạt động được thì phải tốn hàng tỷ đồng để lắp đặt mạng lưới điện mới…và thay đổi công năng sử dụng của tòa nhà này).
Nhận xét, đánh giá của Thanh tra Bộ: “Việc chuyển 04 khoa: CNTT, Ngoại ngữ, Kinh tế, Công nghệ May và Thời trang ra cơ sở 2 nhằm để đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên là việc làm cần thiết để tránh lãng phí. Tổng chi phí vận chuyển khoa May từ cơ sở 1 ra cơ sở 2, số tiền là 649.090.770 đồng chứ không phải như nội dung tố cáo nêu là thiệt hại hàng tỷ đồng. Nội dung tố cáo không đúng”.
Việc Thanh tra Bộ đánh giá: việc chuyển khoa May ra cơ sở 2 là đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn, điều này đánh giá thiếu thực tiễn vì tại cơ sở 2 các điều kiện phục vụ đào tạo không bằng cơ sở 1. Đồng thời, Thanh tra Bộ đã bỏ lọt những chi phí lãng phí sau: Chi phí xây nhà xưởng May, chi phí chuyên gia… Mặt khác việc chuyển khoa May là vi phạm thỏa thuận riêng biệt giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Tái thiết Đức ngày 31/12/2004 cũng như thông tư 87/2010/TT-BTC qui định về việc quản lý và xử lý tài sản sử dụng vốn Nhà nước khi dự án kết thúc. Điều này không những làm lãng phí mà còn cố ý làm trái các qui định của nhà nước cũng như thỏa thuận quốc tế.
Qua những kết luận trên cùng với qui trình thanh tra, tôi tiếp tục tố cáo và chỉ rõ những dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chức vụ cố ý làm trái các qui định của Nhà nước (các tội phạm về chức vụ) của Ông Trần Trung, một lần nữa đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa làm rõ trách nhiệm trong các sai phạm nêu trên, đống thời kính đề nghị Cụ Lê Hiền Đức vì tinh thần đấu tranh chống tham nhũng hãy lên tiếng để đẩy lùi nạn tham nhũng, vì công lý, nhân quyền, tính minh bạch và liêm chính.
Tôi xin đảm bảo những tố cáo trên là đúng sự thật.
Tôi xin trân trọng cám ơn!

                                                                        NGƯỜI VIẾT ĐƠN



                                                                                    (Đã ký)

                                                                        Ngô Thanh Bình
ĐT: 0913.280.415
Email: ngobinh415@gmail.com

3 nhận xét:

  1. Đơn này nên gửi cả tới Đại sứ quán cuả CHLB Đức thì thái độ của thanh tra sẽ khó đi đêm hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc đơn này cũng là người trong ngành giáo dục. Tôi không hiểu tại sao Bộ giáo dục đaò tạo lại để cho cán bộ lãnh đạo của mình có những sai phạm trắng trợn và coi thường luận pháp như vậy. Đúng là một tấm gương xấu của ngành giáo dục. Vùa là hiệu trưởng lại là bí thư đảng ủy trong khi trong các cuộc họp triển khai công tác hàng năm thì tôi thấy Bộ đều nhắc nhở các trường Hiệu trưởng nhà trường không nên làm bí thư đảng ủy để có sự minh bạch. Tại sao ở đây Hiệu trưởng vẫn có thể " vừa đá bóng vừa thổi còi" nên thiếu minh bạch, tham nhũng lãng phí là điều đương nhiên. Cần có nhiều cán bộ của ngành giáo dục ta dám nói thẳng, nói thật như anh Ngô Bình Thật đáng hoan nghênh.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc đơn này cũng là người trong ngành giáo dục. Tôi không hiểu tại sao Bộ giáo dục đaò tạo lại để cho cán bộ lãnh đạo của mình có những sai phạm trắng trợn và coi thường luận pháp như vậy. Đúng là một tấm gương xấu của ngành giáo dục. Vùa là hiệu trưởng lại là bí thư đảng ủy trong khi trong các cuộc họp triển khai công tác hàng năm thì tôi thấy Bộ đều nhắc nhở các trường Hiệu trưởng nhà trường không nên làm bí thư đảng ủy để có sự minh bạch. Tại sao ở đây Hiệu trưởng vẫn có thể " vừa đá bóng vừa thổi còi" nên thiếu minh bạch, tham nhũng lãng phí là điều đương nhiên. Cần có nhiều cán bộ của ngành giáo dục ta dám nói thẳng, nói thật như anh Ngô Bình Thật đáng hoan nghênh.

    Trả lờiXóa